Industry

AI Animation vs Human Animation.

Vid so sánh giữa AI animation trong bộ Twins Hinahima từ Kaka Technology Studio (một studio công nghệ nhỏ lẻ, thiên về hỗ trợ CGI với quy mô 6 người) so với animation trong tác phẩm Violet Evergarden từ Kyoto Animation.

Trước nhất là về vấn đề chất lượng thì chỉ trông bằng mắt thường bạn đã thấy chất lượng 2 bên hoàn toàn khập khiễng. Bên AI thì phần hình ảnh nhoè nhoẹt, như thể đang chơi game sử dụng frame gen 🐧 (trên thực tế thì frame interpolation y như nhau). Hãy để ý đến những lineart, trong rất nhiều frame xuyên suốt, lineart gần như biến mất, bị nhoè đi vì AI trong frame đó ko phân biệt được đâu là chủ thể và cảnh nền, thành ra màu sắc rất diêm dúa (trông thấy tởm).

Lấy vd trong 1 frame (ảnh để ở cmt) bạn sẽ thấy phần tóc nhân vật biến mất 1 đoạn, và phần tóc khác thì hoà vào phần áo.

So với đoạn PV của Violet Evergarden, để sản xuất cut đầu tiên (đánh máy + từng chi tiết của chiếc máy được tháo rời, trôi lơ lửng) thì KyoAni đã mất đến một tháng mới hoàn chỉnh. Tất cả mọi chi tiết, đường nét được chăm chút kĩ càng và “có hồn”.

Có một luận điểm bạn này đặt ra là “AI giúp hỗ trợ để giảm tải phần việc/gánh nặng cho animator”. Nghe thì cũng có lý, nhưng nếu bạn thật sự am hiểu về anime production cũng như có cái nhìn toàn cảnh vào ngành CN, thì sẽ nhận ra đây là lập luận rất có vấn đề.

Trước nhất, ngành CN Anime đang THIẾU người chứ ko phải dư thừa nhân sự, đến mức một số production lớn (vd như Jujutsu Kaisen, AoT …) còn phải cầu cứu freelancer quốc tế. Họ đang rất thiếu những nhân tài giỏi.

Vấn đề cốt lõi của AI đối với nghệ thuật hoạt hoạ và ngành CN, là việc AI ĐỐT CHÁY GIAI ĐOẠN, giả sử trường hợp có một AI đủ khả năng làm đc chuyện này trong chục năm nữa. Phần việc đòi hỏi nhiều công sức nhất là douga (hay còn gọi là gia công), là việc trám chỗ keyframes tạo ra chuyển động.

Nhưng muốn là một hoạt hoạ sĩ giỏi thì họ cần phải vững nền, nghĩa là douga sẽ là phần việc trau dồi đôi bàn tay họ, giúp rèn luyện, cải thiện thêm khả năng và kỹ năng.

Không phải ko có lí do mà rất nhiều các studio lớn đều mở ra những chi nhánh gia công – hỗ trợ mà đi đầu là Kyoto Animation – khi bất kì ai mới gia nhập studio cũng phải qua “quy trình” vẽ douga để thăng cấp làm key animator, và đây là quá trình kéo dài nhiều năm liền, lí do vì sao KyoAni luôn có chất lượng tương xứng và ko đổi xuyên suốt các tác phẩm họ thực hiện trong hàng chục năm nay. Ufotable thì có Tokushima studio, hay Izukougen Studio của White Fox.

Việc dùng AI để “giảm gánh nặng”, là bạn đã đốn thẳng đi cái nền trong hoạt hoạ sản xuất, ko sớm thì muộn cả toà nhà cũng sẽ sụp đổ, vì đơn giản là những cá nhân mới gia nhập sẽ bị AI đào thải, kỹ năng họ ko thể tiến bộ được vì cái việc quan trọng nhất giúp họ giỏi hơn – gia công – đã bị máy móc lấy đi.

Không phải ko có lí do mô hình của KyoAni hiệu quả đến mức cả Ufo, hay Mappa cũng phải học theo. Để đào tạo key animator tài giỏi thì họ cần phải rèn luyện nguồn tài năng từ lúc mới gia nhập qua phần việc gia công (KyoAni thậm chí còn ko chia ra trụ sở cho người mới vào, mà tất cả đều làm việc tại cùng một toà nhà để dễ dạy học).

Mặt hại của AI vào nghệ thuật hoạt hoạ và ngành CN Anime nó lớn hơn là phần lợi mang lại. Hiện tại thì cũng đã có làn sóng phản kháng (nên là như vậy) từ phía thị trường – đối tượng tiêu thụ chính – cũng như đa phần những animator, director theo đổi nghệ thuật trong ngành.

Suy cho cùng thì, nghệ thuật là để tôn vinh khả năng sáng tạo của con người – chứ ko phải máy móc. Như các kỷ lục thế giới trong thể thao vậy, là để tôn vinh khả năng phi thường của con người – chứ ko phải máy móc.

alonelycomet

Một fan cuồng của Kyoto Animation và Makoto Shinkai.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button