Anime StudioIndustry

Vì Sao WIT Studio Lại Từ Bỏ Attack On Titan?

Nhiều người vẫn còn thắc mắc lí do vì sao studio WIT lại không thầu Attack on Titan mùa cuối, dù đã gắn bó đến 3 season, mà nhường lại về tay Mappa. Mình hy vọng bài này sẽ phần nào trả lời thắc mắc của bạn.

• Trước nhất, WIT là một studio “nhỏ”, dàn nhân sự của họ không bề thế như Madhouse, Bones, hay Mappa … và điều này sẽ có ảnh hưởng đến “năng suất” sản xuất anime của WIT. Như bạn cũng biết thì họ thực hiện rất ít các dự án anime mỗi năm.

• Điều thứ hai, mục đích chính của WIT ngay khi thành lập, là để thực hiện những tác phẩm họ thật sự “muốn” làm.

Lợi nhuận tất nhiên vẫn quan trọng, nhưng quan trọng hơn vẫn là “đam mê” từ những người thành lập, và cả dàn nhân sự hiện có. Mục đích của WIT khi thành lập, là để tạo ra sân chơi “mới” cho những thế hệ muốn thỏa sức sáng tạo từ Production I.G có chỗ vẽ vời, và họ sử dụng Attack on Titan như “bệ phóng” cho tên tuổi của họ (như trường hợp của studio Bind hiện giờ với Mushoku Tensei cho bạn dễ hình dung). Sau season đầu của Attack on Titan, dù đạt được rất nhiều thành công về mặt thương mại nhưng phải mất đến 4 năm, Attack on Titan mới có season thứ 2. Và trong khoảng 4 năm này thì bạn sẽ thấy WIT “hưng phấn” thực hiện khá nhiều original như Hal, The Rolling Girls và đặc biệt là con hàng bom tấn Kabaneri of the Iron Fortress do đạo diễn Tetsurou Araki đảm nhận (đạo diễn của Attack on Titan, page đã có bài nói về ông này của ad SUBA rất chi tiết, bạn có thể đọc qua tại đây: https://www.facebook.com/alonelycomet/posts/239737074833686).

Lí do vì sao, ủy ban sản xuất của Attack on Titan có thể chờ đến 4 năm cho WIT tự do “tung tăng” với các dự án anime riêng của họ, là vì lúc đấy nguyên tác manga vẫn chưa kết thúc, và phong cách chuyển thể Attack on Titan của WIT đã rất thành công, nếu đưa vào tay studio khác, cũng chưa chắc bản chuyển thể sẽ đạt được hiệu quả tương tự. Tất nhiên, WIT không làm người xem thất vọng với season 2 và 3 “rực cháy” màn ảnh sóng truyền hình.

Nhưng mà bạn biết điều gì không? Sau 6 năm trời gắn bó với Attack on Titan, và trong khoảng thời gian 2017-2019, trong 3 năm liên tục, đội ngũ chính thực hiện Attack on Titan đã … ngán đến tận cổ rồi. Chưa kể trong khoảng thời gian này, WIT còn có nhiều dự án riêng muốn theo đuổi sau khi tên tuổi của họ đã được thiết lập.

Mặt khác, chi tiết quan trọng là ở đây: trong năm 2019, nguyên tác manga đã gần đi đến hồi kết, đang trên đỉnh của cao trào, và để giữ “nhiệt” thì cũng dễ hiểu là bên “ủy ban sản xuất” sẽ không thể chờ lâu được.

• Họ yêu cầu WIT phải đẩy nhanh tiến độ! Không thể chờ WIT “ngâm” thêm được nữa!

Lúc đấy, WIT còn có dự án khác là Vinland Saga (2019, ra ngay sau Attack on Titan s3 kết thúc), và The Great Pretender – một bộ original sẽ ra mắt trong năm 2020. Chán ngán là một, thiếu hụt nguồn nhân lực là hai (do studio WIT chỉ có quy mô nhỏ, không thể đảm nhận nhiều bộ như các studio bề thế khác mà vd là Mappa), và lịch làm việc bị đẩy đến tận cổ như giọt nước làm tràn ly đã khiến WIT phải từ chối tác phẩm gắn liền với hình ảnh của họ trong hơn nửa thập kỷ. Dự án Ousama Ranking đã được WIT thông báo thực hiện từ tận năm ngoái (5/11/2020), lịch lên sóng của Attack on Titan Final (phần cuối) là đầu năm nay.

Điều này chứng minh rằng Ousama ranking là dự án có thứ tự WIT ưu tiên rất cao (thời gian thông báo trước đến gần 1 năm), nghĩa là khoảng thời gian thực hiện tác phẩm sẽ trùng với lịch chiếu của AoT Final. Trên hết, Ousama Ranking có sự tham gia của Arifumi Imai trong vai trò trợ lý đạo diễn – Imai là chỉ đạo hoạt họa, và cũng là hoạt họa sĩ chủ chốt đã thực hiện nên rất nhiều đoạn cảnh hành động ấn tượng nhất trong toàn thể AoT, sự vắng mặt của Imai và đạo diễn Araki như đòn đánh chí mạng vào bộ phận sản xuất của AoT. Nếu đội ngũ thực hiện chính ở WIT đã không muốn làm, thì liệu AoT có còn mang dấu ấn của WIT nữa hay không?

Bàn về tình hình tài chính của WIT, page đã từng đưa tin là họ lỗ đến $4.5 triệu trong năm vừa rồi. Tuy nhiên, đầu tư cho anime, mà ở đây là hàng nguyên tác (original) sẽ cần thời gian để bù vốn. Khoảng lỗ đấy chỉ tính số tiền họ đã chi tiêu, trong khi phần lớn số tiền họ thu về, mãi gần đây bạn mới thấy “kết trái”. Theo thông tin tài chính thứ 2 mình vừa nhận được gần đây, Great Pretender là dự án nguyên tác đem lại doanh thu nhiều nhất cho IG Port từ năm vừa rồi cho đến 31/05/2021, với con số $3.1 triệu, theo sau là B: Beginning với $2.9 triệu (src: erzatblog https://tinyurl.com/249amch4). Thậm chí, bảng báo cáo tài chính còn chưa kể đến Vivy: Fluorite Eye’s Song, vốn là một hit đầu năm nay của WIT. Điều này chứng tỏ, lối đi theo đuổi hàng nguyên tác của WIT không hẳn là sai lầm, mà vấn đề về nguồn lỗ họ vướng phải đang nằm đâu đó sâu xa hơn (quản lý bê bối, hoặc đầu tư sai chỗ, WIT không chỉ làm anime mà họ đã lấn sang thực hiện LA).

Tóm gọn lại, ta có thể quy ra 3 yếu tố chính khiến WIT không thể thầu được Attack on Titan mùa cuối: nhân sự nòng cốt chán ngán, studio thiếu nguồn nhân lực để tiếp tục và lịch làm việc quá khắc nghiệt được đề ra từ ủy ban sản xuất.

alonelycomet

Một fan cuồng của Kyoto Animation và Makoto Shinkai.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button