Industry

Vấn đề của COTE và Kadokawa.

Phân tích chút xíu về production của COTE S2+3. Vài ngày qua thì hẳn bạn đã thấy nhiều clip phân tích về trận đấu cờ giữa Ayanokoji VS Sakayanagi, và những người có kiến thức sâu về cờ, hoặc xem qua các clip phân tích đều đi đến nhận định “hỡi ôi, sao mà trận đấu tệ đến thế”.

Đây ko phải là bài bàn về cờ vua như thế nào, mà trả lời lí do vì sao COTE lại có production khá tệ.

Lí do vì sao? Seiyuu nổi nên ăn hết kinh phí sản xuất (lol)? Hay vì yếu tố khác?

Trước nhất để trả lời câu hỏi trên, thì bạn cần biết sơ qua về Kadokawa. Đây là NXB đại thụ thống lĩnh thị trường LN ở Nhật, vào năm 2022, Kadokawa từng tuyên bố họ sẽ đưa ra mục tiêu sản xuất 40 bộ anime / năm. Không cần phải nghĩ, bạn cũng biết con số kể trên là “kinh khủng” đến mức nào, đặc biệt là khi Kadokawa chỉ kiểm soát số ít các studio, nghĩa là sao? Đa phần các tác phẩm được chuyển thể đều phải thuê những studio (có lịch trống) làm theo hợp đồng.

Như vậy ta cũng nhìn rõ, chính sách của Kadokawa là chính sách “mì ăn liền”, lấy số lượng đè chất lượng, đa phần những tác phẩm được đem đi chuyển thể sẽ thường có kinh phí trung bình ngang nhau (vì họ nhắm đến 40 bộ lận mỗi năm). Tất nhiên những IP lớn sẽ được tập trung hơn, nhưng tình cảnh của đa phần các bộ còn lại là như nhau. Vậy nên chất lượng hoàn toàn phụ thuộc vào “lòng tốt” và năng lực từ đội ngũ thực hiện, họ có muốn làm hết khả năng, tâm huyết dồn sức vào hay không.

Chuyện thuê seiyuu nhiều đến mức mất tiền, ăn luôn cả vào tiền production là chuyện nhảm nhí. Cát xê cho seiyuu là khoảng dễ chi nhất vì mang tính cố định ngay khi hợp đồng được ký kết. Do vậy nguồn kinh phí để thực hiện các tập anime cũng được định sẵn trước khi vào production. Và theo như mình được biết thì khoảng chi cho seiyuu cũng chỉ chiếm một phần nhỏ so với tổng kinh phí của toàn bộ production bao gồm rất nhiều khâu khác nhau (script, ED, KA, Inbetween, Supervision, Finishing, Art, Photography, Editing, etc etc … ). Seiyuu hiện nay không chỉ kiếm tiền từ tác phẩm, mà họ còn được các agency của họ lăng xê hệt như một idol với những buổi gặp mặt, biểu diễn, ca hát trực tiếp và vv … Trên thực tế thì những seiyuu mới vào hành nghề đều bị trả lương rất thấp. Hiện nay vấn nạn thất thoát budget chủ yếu đến từ khâu outsource. Chạy tiến độ không kịp dẫn đến phần việc cần phải làm một cách cực kì gấp rút, và càng gấp rút bao nhiêu thì chi phí phát sinh cũng đắt đỏ tương ứng bấy nhiêu.

Và nhắc đến COTE thì đây là project “trên mức đầu tư trung bình” của Kadokawa. Lí do là vì tác phẩm đã có sẵn S1, và bên Kadokawa đã chi vốn để làm tiếp đến tận 2 season nữa (S2+3), không phải bộ nào của Kadokawa cũng diễm phúc được plan cho cả 2 season liên tiếp như vậy.

Thế nguyên do sâu xa hơn là gì? COTE đơn giản là trúng thầu vào đội ngũ có năng lực không tốt, hoặc là do họ không quan tâm.

S2+3 tuy cùng đạo diễn (có thể lí giải là studio Lerche đã làm S1 trước đó nên quen việc, tiếp tục đc uỷ ban giao trách nhiệm đảm nhận S2+3) nhưng được sản xuất bởi production line hoàn toàn mới và non kinh nghiệm. Trên thực tế, S3 của COTE theo dự tính ban đầu sẽ được trình chiếu vào năm ngoái, nhưng nảy sinh vấn đề trong sản xuất (“nguyên do tuyệt mật studio không giải thích”) mà mới phải dời lại vào đầu năm nay (2024). Điều này chứng tỏ khủng hoảng trong khâu sản xuất làm trễ tiến độ. Và một khi production đã rối như tơ rồi thì tất nhiên, chất lượng thành quả cuối cùng sẽ bị ảnh hưởng.

Bạn có thể đổ lỗi phần nào vào Lerche vì họ “nhai không hết”, ôm phần việc quá sức đến mức tạo ra hẳn một production line mới toanh để đảm nhận COTE. Nhưng với việc ban phát “mì ăn liền” như Kadokawa đã làm cho hàng chục studio khác nhau, thì chắc gì COTE vào tay studio khác sẽ tốt hơn? (E hèm, bạn còn nhớ đến Mob Isekai chứ)

Studio suy cho cùng cũng chỉ là phận làm công ăn lương, vì “comaogaotien”, có thể việc kiểm tra bàn cờ với các nước đi không tốt lắm, có thể họ nghĩ rằng khán giả phổ thông chắc cũng chả quan tâm nên không chú ý đến tiểu tiết. Thật sự là có bao nhiêu bạn nhìn vào ván cờ đã biết chính xác được ngay sự bất ổn mà không phải xem qua các clip phân tích, hay nghe theo người khác nhận xét?

Phần lỗi tất nhiên là nằm ở studio Lerche, cũng như đội ngũ thực hiện còn non tay nghề trong mảng quản lý công việc và nhân sự của họ. Nhưng lỗi lớn nhất vẫn nằm ở “ông chủ” Kadokawa với cách tiếp cận “mì ăn liền” trong việc chuyển thể các tựa LN: đòi hỏi số lượng lớn anime được chuyển thể mỗi năm.

alonelycomet

Một fan cuồng của Kyoto Animation và Makoto Shinkai.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button