Unnamed Memory – Sự Đáng Trách của Kadokawa

2 tập đầu làm tạm nhưng sau đó thì chất lượng như đ.âm xuống đất . Source ngon cách mấy mà studio kiểu công nghiệp chạm tay vào thì sản phẩm cũng thành mì ăn liền. Từ giờ sẽ gạch tên Engi ra khỏi list studio mình theo dõi, bộ nào Engi chạm tay vào thì thôi xem như đóng luôn h.òm
.
Sâu xa hơn thì “vấn đề” ko thật sự nằm ở Engi, họ chỉ là “phản ứng phụ” từ những quyết định mà Kadokawa đã làm. Kadokawa từng tuyên bố: “chúng tôi sẽ sản xuất 40 bộ anime mỗi năm” bất kể chất lượng có như thế nào, cách làm của họ là lấy số lượng bù chất lượng, thâu tóm cũng như mở rộng và thành lập nhiều studio rồi vứt dự án cho thực hiện. Điều đáng tiếc là Kadokawa đang đứng trên nhiều mỏ vàng tiềm năng, nhưng cách “khai thác” thì ko tới nơi tới chốn, làm lãng phí tài nguyên.
Có những bộ source ngon, sang anime thì tệ hết chỗ nói, phần nào làm khán giả chê và mất hứng thú với source, trong khi fan thì quay lưng với anime. Có lẽ Kadokawa nên học theo mô hình của Shueisha, thay vì dục tốc bất đạt, thì hãy thật sự tập trung đầu tư cho những IP nổi trội vào tay các studio uy tín, hoặc ít nhất là chấn chỉnh lại pipeline và nâng cao mảng kiểm soát chất lượng cho đàng hoàng một tí.
Trên thực tế, những bộ thành công nhất hiện nay của Kadokawa như Mushoku Tensei, Re:Zero, Sword Art, 86 … đều là những tác phẩm được các studio uy tín đảm nhận, nhân sự tham gia cũng rất nhiệt huyết. Hướng đi thành công rõ ràng trước mắt mà có vẻ Kadokawa vẫn làm ngơ.
Điều làm mình khó hiểu, là kể từ sau thành công của Kimetsu no Yaiba thì Shueisha đã tập trung mũi nhọn để đem những dự án nổi cho các studio lớn thầu, cũng như cho họ thời gian vừa phải để nấu chứ ko còn hướng đến đến những bộ “siêu dài tập” nữa – tất nhiên OP, Boruto các kiểu thì vẫn sẽ duy trì, nhưng các project shounen hiện nay đã chọn hình thức chiếu theo mùa.
Cho đến lúc Kadokawa ngộ ra, thì sẽ còn nhiêu bộ nữa bị lãng phí đi tiềm năng mà khán giả ko hay biết?