Anime StudioIndustry

Thương vụ Science Saru và Toho cho ta thấy điều gì ?

Việc studio Science Saru về dưới trướng của Toho cho chúng ta thấy được rất nhiều thứ, một trong số đó là Science Saru chuyển hẳn về làm các bộ anime Shounen hay High Profile IP như Dandadan, Ghost In The Shell hay Sanda, thế vì sao lại là Shounen Adapt ?

Chúng ta có lẽ luôn biết rằng là Shounen là một trong những thể loại rất phổ biến, và các studio danh tiếng hiện nay dù ít dù nhiều đều sẽ lựa việc sản xuất anime Shounen hơn là các thể loại khác bởi nó giúp cho tác phẩm tiếp cận với nhiều tệp khán giả hơn bởi tính giải trí mà nó mang lại. Bởi vì không có gì đảm bảo rằng việc đầu tư cho dự án sẽ mang lại nhiều lợi nhuận, nên việc lựa chọn các bộ Shounen có tiếng từ trước là một nước đi an toàn hơn để đảm bảo về doanh thu.

Science Saru dưới thời Masaki Yuasa luôn được biết đến với những bộ anime có hoạt họa rất độc đáo như Devilman Crybaby, Ping Pong hay Heike Monogatari của Naoko Yamda. Nhưng vấn đề là ngoài Devilman Crybaby thì những bộ còn lại khá kén người xem, mà cũng vì kén người xem nên Science Saru không thu lời được nhiều nên họ luôn dậm chân tại chỗ chứ không phát triển được gì. Điều này dẫn tới việc Yuasa nhường lại chức vụ CEO cho Eunyoung Choi để thay đổi và tìm ra hướng phát triển cho studio, và việc đầu tiên cô làm là đảm nhận sản xuất bộ Dandadan, vốn là một tác phẩm đã có tiếng từ trước và được rất nhiều người yêu thích.

Những gì Yuasa đã làm với Science Saru không có gì là sai cả khi mà mục đích ban đầu của việc lập studio là để ông được thực hiện những tác phẩm mà ông thích, nhưng với thị trường anime khắc nghiệt như hiện nay thì đó lại là vấn đề khi nó không đáp ứng được nhu cầu giải trí của đa số khán giả. Và việc về dưới trướng Toho không còn cho studio được tự do lựa chọn chuyển thể các tác phẩm mà họ mong muốn.

Đạo diễn Masaaki Yuasa

Sau khi Mushi Production phá sản thì Maruyama cùng với Dezaki Osamu và Kawajiri Yoshiaki đã tụ họp các đồng nghiệp khác đã làm việc cùng để thành lập nên Madhouse với định hướng là được làm những gì mà họ muốn, và sau đó thì như chúng ta đều đã biết là họ đã làm ra rất nhiều bộ anime được đánh giá cao ở thời điểm đó và trở thành một thế lực trong ngành công nghiệp. Nhưng vào năm 2011 thì Nippon TV đã mua lại phần lớn cổ phiếu thay thế cho Index Corporation và trở thành cổ đông lớn nhất của Madhouse, điều này dẫn tới việc có rất ít sự tự do làm những gì mình muốn như định hướng ban đầu của Maruyama do phải chịu ảnh hưởng từ Nippon TV và dẫn tới việc bất đồng rồi Maruyama tách ra thành lập studio mới là Mappa.

Và cả Mappa dưới thời của Maruyama cũng đã làm ra rất nhiều bộ anime Original để thỏa mãn đam mê và tính sáng tạo, nhưng vấn đề là nhiều bộ anime trong số đó lại rất niche, và lại rất kén người xem, còn một số bộ thành công thì họ lại ở vị trí quá thấp trong ủy ban nên cũng không thu lời được nhiều. Cũng giống như Yuasa thì việc Maruyama muốn làm các tác phẩm mà ông thích cũng chẳng có gì là sai bởi ai cũng có quyền được theo đuổi đam mê của bản thân, nhưng như tôi đã nói ở trên, thị trường anime hiện nay là rất khắc nghiệt và các studio luôn phải đáp ứng nhu cầu giải trí của khán giả, thế nên nếu chỉ cứ làm những bộ kén khán giả như vậy thì studio không thể phát triển được.

Producer Masao Maruyama

Vì vậy mà khi Manabu Otsuka lên nhận chức CEO thì ông đã cải tổ lại rất nhiều thứ, một trong số đó là đảm nhận rất, rất nhiều bộ anime Shounen, theo hướng Mainstream nhiều hơn. Và điều đã đem đến nhiều thành công cho họ khi Mappa hiện nay là một trong những studio lớn mạnh và có tiếng trong ngành công nghiệp, kể cả vậy thì Otsuka cũng tạo điều kiện cho các đạo diễn theo đuổi đam mê làm nghệ thuật, Original của họ bằng chính doanh thu có được những bộ Shounen kia. Trong vài năm gần đây thì họ làm ra những Maboroshi, Buchigiri hay sắp tới là bộ Lazarus của đạo diễn Watanabe, chưa bàn đến chất lượng nội dung thì Mappa hiện tại đã cân bằng được việc làm nghệ thuật với các tác phẩm trên thị trường.

Manabu Otsuka – CEO của MAPPA

Đây có lẽ sẽ là hướng đi trong tương lai của Science Saru khi mà đã tìm được hướng phát triển mới thì hiện tại họ đã công bố đến 3 dự án, nhưng Science Saru vẫn là một studio nhỏ, nên việc về dưới trướng Toho là cách để đảm bảo cho họ về nguồn vốn và nhân lực. Việc chuyển hẳn về làm các bộ Shounen thay vì Niche như trước thì cũng chẳng phải là điều gì xấu bởi đây là cách để cân bằng lại với thị trường mà nếu làm tốt thì cũng chẳng ai có ý kiến gì cả. Và nếu hướng phát triển này thành công thì họ vẫn có thể theo đuổi các bộ Original mà họ muốn như cách mà Mappa đã làm, chỉ là nó sẽ không nhiều như trước.

Chưa kể Toho sẽ cung cấp thêm nguồn lực để họ chạy show như cách Toho đã làm với OLM với anime Dược Sư, vấn đề hiện tại của Science Saru là với nguồn lực sẽ được cung cấp đó thì họ sẽ quản lý nhân sự ra sao khi mà trước đó đã có rất nhiều vụ drama về nhân sự xảy ra trong studio. Masaki Yuasa dù là một đạo diễn giỏi nhưng ông lại đảm nhận quá trình công việc trong studio nên ông đã không quản lý tốt studio dẫn đến drama về nhân sự liên tục. Việc quản lý tệ dẫn đến hậu quả gì thì các bạn nhìn sang Gainax hay Shaft hiện nay thì sẽ rõ, nên với việc Eunyoung Choi thay thế Yuasa làm CEO và thay đổi hướng phát triển của studio thì việc cải thiện khà năng quản lý ra sao thì thời gian sắp tới sẽ trả lời.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button