AnimePhân Tích & Cảm Nhận

Thiếu niên và chim diệc – Lời nhắn nhủ sau cùng của Hayao Miyazaki gửi đến hậu thế.

Các bạn khi đọc tựa đề của bài viết có thể sẽ nghĩ rằng: “Nhưng mà bác SUBA ơi! Nghe nói Miyazaki-san còn tiếp tục bắt tay vào làm bộ phim mới nữa, chứ chưa có nghỉ luôn mà?”. Tôi cũng đã biết được điều đó, thế nhưng, Miyazaki-san cũng đã ngoài “bát tuần” rồi, cộng với thời gian dài đằng đẵng hơn 7 năm trời đã bỏ ra cho dự án lần này. Thì tôi nghĩ rằng khi thực hiện sản xuất bộ phim chắc hẳn Hayao Miyazaki vẫn sẽ mang trong mình tư duy rằng đây có thể là tuyệt tác cuối cùng mình có thể tạo ra, cho nên ông sẽ không thể nào mà bỏ qua cơ hội để để lại những thông điệp, lời chia tay giành cho khán giả, người hâm mộ được.

Với luồng ý nghĩ đó trong đầu mình, tôi đã rất háo hức mong chờ ngày mà bộ phim này được công chiếu tại Việt Nam để được ra rạp đi xem tận mắt. Tại sao tôi có hứng thú với tác phẩm lần này của Miyazaki-san đến như vậy? Bởi vì một trong những bộ anime mà tôi thích nhất: Shouwa Genroku Rakugo Shinjuu có hình ảnh nhân vật chính – Yakumo Yuurakutei tiêu biểu cho những người nghệ sĩ hết lòng vì nghề, đến mức thậm chí phải h.y si.nh các mối quan hệ với người thân ngoài đời chỉ để được tự do vùng vẫy, khám phá những chân trời nghệ thuật, chạm đến đỉnh cao sáng tạo của bản thân. Thế nhưng để rồi sau cùng những gì mà họ nhận được chỉ là sự l.ụi tà.n của thứ nghệ thuật mà họ đã suốt đời dày công tôi luyện bởi vì không thể tìm thấy được người có thể kế thừa. Sự đ.ấu tra.nh nội tâm dữ dội của những người nghệ sĩ tài hoa ở chặng cuối sự nghiệp của mình sẽ như thế nào? Tôi nghĩ minh chứng rõ ràng nhất chính là nằm ở câu chuyện cuộc đời của Hayao Miyazaki.

Cho nên, trong bài viết này, chúng ta hãy cùng đào sâu hơn về một con người, một nhà sáng tạo chứa đựng trong mình vô vàn những sự mâu thuẫn và cùng tìm hiểu về thông điệp mà ông ta đã gửi gắm qua “The boy and the heron” (hay đúng hơn là “How do you live?’’).

Dĩ nhiên thì việc phân tích ý nghĩa của phim sẽ không thể nào tránh khỏi việc bị sp.oil ra phần lớn nội dung cho nên nếu có bạn đọc nào chưa xem qua tác phẩm này hãy đi xem trước khi đọc tiếp nhé. Okay, thế thì đầu tiên chúng ta hãy giới thiệu 1 chút về bộ anime này nào:

“Thiếu niên và chim diệc”, tựa gốc ở bên Nhật là “How do you live?” (Bạn sẽ sống như thế nào), được chuyển thể từ một cuốn tiểu thuyết do tác giả Genzaburo Yoshino viết ra vào năm 1937. Mặc dù mang tiếng là chuyển thể thế nhưng các bạn nếu lên trên wiki tìm hiểu thử thì sẽ thấy nội dung của quyển truyện và các nhân vật trong đó hoàn toàn khác với nội dung của bộ phim. Cho nên tôi cho rằng quyển tiểu thuyết vào năm 1937 chỉ giống như là một nguồn cảm hứng thôi. Có thể nói không ai khác ngoài Miyazaki-san mới thực sự là người quyết định nội dung và nhân vật trong “Thiếu niên và chim diệc”, khiến đây là tác phẩm mang đậm tính cá nhân của ông. Trên mạng ta có thể thấy nhiều lời đánh giá của những người đã xem xong rằng phim rất là khó hiểu. Thật ra cũng không đến mức r.ối nã.o lắm nếu như bạn đã tìm hiểu sơ qua về tiểu sử của Miyzaki-san trước khi xem. Bởi vì nhân vật chính Mahito có rất nhiều điểm tương đồng với thời thơ ấu của ông, đến mức quá khó để tin rằng những tình tiết giống nhau chỉ là những sự trùng hợp ngẫu nhiên.

.

Mở màng bộ phim là một khung cảnh rất là ấn tượng của đá.m ch..áy lớn, các animators của studio Ghibli đã thực sự thể hiện rất tốt đoạn mở đầu này, diễn tả một cách vô cùng sống động, chân thật sự đáng s.ợ của ngọn lửa gần như nu.ốt ch.ửng hết thảy mọi thứ xung quanh cậu bé Mahito. Đối với Miyazaki-san, tuy ông không bị m.ồ c.ôi mẹ vì h.ỏa hoạ.n giống như nhân vật Mahito, nhưng mà những ký ức thuở nhỏ về những tiếng l..a hé.t trong tu.yệt vọng của những nạ.n n.hân bị đá.nh bo..m trong t.hế chi.ến thứ 2 vẫn luôn á.m ản.h ông suốt cả cuộc đời mình. Có thể nói những ấn tượng không thể phai mờ về sự t.àn ph.á của ng.ọn l.ửa chi.ến tr..anh từ lúc mới 3 tuổi đã giúp Miyazaki-san hằng sâu bên trong mình tư tưởng yêu chuộng hòa bình mà ông đã thể hiện rất nhiều lần qua các tác phẩm sau này.

Giống như trong phim, gia đình của Miyazaki-san vì chạy khỏi ch.iến tr.anh đã phải dời nhà từ Tokyo đến thị trấn Utsunomiya. Tại ngôi nhà mới, với một khu vườn tuyệt đẹp, một hồ nước trong xanh, phong cảnh nên thơ, hữu tình có lẽ đã giúp truyền cảm hứng cho ông được trở nên gần gũi hơn với thiên nhiên, để rồi thiên nhiên trở thành 1 trong những yếu tố chủ đạo trong phong cách nghệ thuật mà ông sẽ phát triển trong tương lai. Một chi tiết tương đồng khác mà khán giả có thể dễ dàng nhận ra đó là cha của Mahito là chủ xưởng sản xuất bộ phận máy bay, cũng giống với ông Katsuji Miyazaki, cha của Hayao Miyazaki.

Miyazaki-san có một tuổi thơ có thể nói là không hề yên ả một tí nào, lúc 4 tuổi, ông từng bị mắc một c.ăn bệ.nh về đường tiêu hóa ngh.iêm tr.ọng đến mức bác sĩ bảo rằng ông sẽ không thể nào qu.a kh.ỏi được 20 cái x.uân xan.h. Tại trường học, ông cũng không cách nào hòa đồng được với bạn bè, cộng với việc phải di chuyển nơi ở liên tục đã khiến cho thời niên thiếu trước khi vào đại học được ông miêu tả là toàn chỉ là những kỷ niệm không mấy vui vẻ. “Tôi chỉ toàn là nhận lấy sự s.ỉ nh.ục…cho nên tôi đã cố gắng làm việc để quên đi tất cả và gần như là đã quên được”. Qua những đoạn đầu của tác phẩm ta có thể cảm nhận thấy rõ ràng những điều trên thông qua sự xa cách, lãnh đạm của cậu bé Mahito đến mọi người xung quanh mình. Hình ảnh mà cậu tự lấy đ.á đ..ập đầ.u mình chỉ để không phải đi học nữa cũng đã phần nào thể hiện được sự chá.n gh.ét của Miyazaki-san với những thứ ký ức mà ông muốn chôn vùi vào quên lãng.

Như để muốn thoát khỏi cuộc sống trong trường với nhiều điều t.ệ h.ại, Miyazaki-san bắt đầu khám phá cho mình sở thích vẽ truyện tranh, khi mà ông được truyền cảm hứng từ những người họa sĩ tiên phong như là Osamu Tezuka. Ông còn nhớ mình rất có năng khiếu vẽ những vật không phải con người có nhiều chi tiết cơ khí máy móc như là máy bay, xe t.a.nk, tàu biển… đến mức gây được ấn tượng với bạn bè trong lớp. Cho đến tận cấp 3, ông vẫn tiếp tục say mê vẽ truyện tranh bắt chước theo phong cách của các mangaka nổi tiếng lúc bấy giờ để ngày một rèn luyện bản thân.
“Tôi là đứa duy nhất trong đám bạn mà thực sự đam mê manga. Nếu tôi mà bảo mọi người rằng tôi đang cố gắng vẽ truyện tranh, thì họ chắc hẳn sẽ liền xem tôi như là một tên ng.ốc…Còn đối với tôi, bất cứ ai mà không xem trọng tiềm năng của loại hình manga đều sẽ là những tên ng.ốc”.

.

Thông qua những đoạn tiểu sử về thuở thiếu thời của Miyazaki-san mà chúng ta sẽ nhận ra rằng, con đường nghệ thuật của ông là con đường của sự tương phản với hiện thực “phần lớn chỉ toàn là r.ác rư.ởi”.

Những thế giới fantasy mà ông tưởng tượng ra là một sự chọn lọc của những thứ mà ông yêu mến trong thế giới này: thiên nhiên tươi đẹp, những người mà ông ngưỡng mộ, tình thân gia đình ấm áp,… Một hình ảnh phản chiếu của hiện thực nhưng đã được đi qua lăng kính của sự lý tưởng hóa. Ở trong “Thiêu niên và chim diệc”, những thế giới trên được tụ họp bên trong 1 “tòa tháp” mà ông và những con người tại studio Ghibli đã cả đời mình dày công xây dựng nên. Thế tại sao lại dùng hình ảnh của 1 tòa tháp? Tôi nghĩ có lẽ là để gợi ý cho khán giả nhớ đến “Lupin III: The Castle of Cagliostro” bộ phim chiếu rạp đầu tiên mà Hayao Miyazaki làm đạo diễn, cũng là tác phẩm tạo dựng nên tên tuổi của ông tại Nhật.

Khi nói về “tòa tháp” các nhân vật gọi nó là “chốn â.m t.i” hay “thế giới của những li.nh hồ.n”, ta cũng có thể thấy những khái niệm này trong các tác phẩm Spirited Away hay là Mononoke Hime. Bởi vì Miyazaki-san là 1 người rất tin tưởng vào Thần đạo của Nhật Bản, một dạng tí.n ngư.ỡng t.ôn giá.o cho rằng vạn vật xung quanh ta dù có phải là sinh vật hay là không đều ẩn chứa lin.h h.ồn bên trong chúng dẫn đến việc có đến tận 8 triệu “kami”, vị thần khác nhau dựa theo loại tín ngưỡng này. Có một đoạn video phóng sự ghi lại cảnh Miyazaki-san bắt đầu một ngày làm việc của mình: Ông bước vào studio Ghibli, mở cửa ra và đứng kính cẩn, chào mọi người. Điều lạ ở đây đó là không có bất kỳ ai ở trong đó, bởi vì ông là người đến studio sớm nhất. Dựa trên đoạn video đó, tôi cũng cảm nhận được rằng những yếu tố Thần đạo được ông thể hiện trong những tác phẩm của mình không phải chỉ là 1 sự truyền cảm hứng, ý tưởng đơn thuần mà là vì bản thân ông còn có niềm tin mãnh liệt vào chúng. Trong bộ phim lần này, tôi cũng có thể thấy hành trình của cậu bé Mahito xuống chốn â.m t.i để giải cứu mẹ mình có nét tương đồng với câu chuyện thần Izanagi xuống chốn ho.àng tu.yền để hồi sinh vợ mình (một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất trong Thần đạo).

Bên trong tòa tháp, mẹ của Mahito được tồn tại trong một hình dáng 1 cô bé xinh xắn, năng động, còn bà lão giúp việc Kiriko cũng trở về hình dáng khi xưa, của một người phụ nữ khỏe mạnh, lực điền. Những chi tiết trên, tôi cho rằng là đã thể hiện rõ quan niệm của Miyazaki-san về việc nghệ thuật là hình ảnh phản chiếu của thực tại thông qua lăng kính của sự lý tưởng hóa. Sự thật là bản thân ông cũng đã sử dụng hình ảnh người mẹ của mình vào 1 số tác phẩm khác nhau để giúp khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ cũng là minh chứng cho nhận định của tôi.

Những loài chim, các cư dân của tòa thám:

Ba loài chim khác nhau: chim diệc, chim bồ nông và chim vẹt cư ngụ bên trong tòa tháp có thể xem là những hình ảnh mang tính trừu tượng khó hiểu nhất của bộ phim. Thế tại sao lại là chim mà không phải một loại động vật nào khác? Tôi nghĩ bởi vì bản thân Miyazaki-san đam mê máy bay từ nhỏ cho nên ông có thể cũng có hứng thú với chim chóc. Sự ga.nh t.ị với khả năng thoải mái bay lượn trên bầu trời của chúng chắc hẳn đều nằm trong tâm trí của bất cứ ai hướng đến khát vọng được tự do khám phá thế giới. Vì tính chất chủ quan, và sự liên hệ mật thiết với tác giả của những hình ảnh này, các bạn có thể để trí tượng bay xa mà tìm những cách giải nghĩa khác nhau.

Trong bài viết này, bản thân tôi cũng không thấy phải cần thiết cứ phải đi sâu vào giải thích từng chi tiết cho cặn kẽ để làm gì. Tuy vậy thì có một vài hình ảnh cũng làm tôi thấy ấn tượng hơn cả như chi tiết những chú chim bồ nông vì đ.ói kh.át không còn cá để ăn mà khi xuống chốn ho.àng tuyề.n đành phải cố gắng nu.ốt lấ.y những “tinh linh” trong khá là dễ thương gọi là Warawara, mặc dù sẽ bị nhân vật Himi trừng p.hạt. Hình ảnh này cứ làm tôi liên tưởng đến với thực trạng animator lư.ơng th.ấp, đ.ói kh.ổ, phải v.ật l.ộn kiếm sống hằng ngày bằng việc vẽ những cô gái, nhân vật theo phong cách moe dễ thương để bộ anime dễ được tiêu thụ hơn. Bản thân tôi sẽ không bất ngờ chút nào nếu đó thực sự là ý định của Miyazaki-san cho cảnh trên bởi vì cũng đã có nhiều vị đạo diễn, producer lớn tuổi t.han phi.ền về v.ấn đ.ề này như là producer Masao Maruyama, mà tôi cũng đã từng có bài viết phân tích về v.ấn đ.ề này rồi.

Cho dù cách giải nghĩa là gì đi chăng nữa thì khán giả nhìn chung vẫn có thể cảm nhận được “chủ đề” mà những chi tiết về loài chim cùng thể hiện đó là sự b.ại ho..ại do hoạt động của con người. Chim bồ nông, trong Ki.nh thá.nh là hình ảnh tượng trưng sự h.y si.nh cao cả, giờ đây lại trở nên tham lam, đói khát bởi vì biển cả đã không còn cá nhiều nữa. Chim vẹt một loài chim sống thành đàn các con xem nhau như gia đình và ăn hoa quả, giờ đây vì bắt chước con người mà trở thành một độ.i qu.ân chuyên đi ăn t.hịt. Tôi nghĩ rằng những hình ảnh trên đã cho chúng ta thấy sự dằ.n v.ặt, đấ.u tra.nh nội tâm của ông về thế giới tươi đẹp mà mình cố gắng khắc họa, bởi vì một điều rằng thế giới nghệ thuật vẫn phải có mối dây liên hệ với thực tại ngoài kia mà không thể nào vứ.t b.ỏ hiện thực để trở thành một thế giới hoàn hảo được.

“Ngày nay, tất cả giấc mơ của con người, bằng một cách nào đó, đều bị ng.uy.ền rủ.a hết. Những giấc mơ tuyệt đẹp nhưng bị ng.uy.ền rủ.a”.

Cả cuộc đời của Hayao Miyazaki là một sự xu.ng đ.ột dai dẳng bởi những ý niệm cao đẹp mà bản thân của ông luôn khao khát muốn có được và hiện thực ph.ũ ph.àng lúc nào cũng sẽ ph.á ho.ại chúng. Ông yêu mến máy bay, những cỗ máy tuyệt diệu, thần kỳ, giúp cho con người thực hiện ước mơ từ ngàn đời được tự do bay lượn trên trời xanh. Thế nhưng cũng chính bản thân ông phải tận mắt chứng kiến thứ công cụ mà mình yêu thích nhất bị đem ra làm v.ũ kh.í ch.iến tra.nh, gi.eo rắ.c n.ỗi ki.nh ho.àng ch..ết ch.óc không k.ể xi.ết. Ông mong muốn tạo ra anime để giúp tạo động lực cho các khán giả đi ra ngoài khám phá thế giới, gần gũi hơn với thiên nhiên, để rồi phải thấy loại hình anime trở thành m.ón gi.ải t.rí chính cho các “Hikk.iko.mori” những kẻ suốt ngày nh.ốt mì.nh ở trong phòng. Ông tạo ra những tác phẩm tràn đầy tình thân, tình yêu, tình gia đình ấm áp chỉ để giúp vơi đi sự ph.iền mu.ộn, gi.á lạn.h ở trong tâm.

.

Sau khi xem xong “Thiếu niên và chim diệc” tôi có cảm tưởng rằng, đây không những là tác phẩm thể hiện tình cảm chân thành của Miayazaki-san dành cho mẹ mình mà còn có thể xem như là một bức thư x.in l.ỗi muộn màng nữa.

Vợ của Miyazaki-san, cũng là một animator, nhưng vì để cho chồng mình được toàn tâm toàn ý với công việc, bà đã phải t.ừ b.ỏ niềm đam mê của mình để trở thành một bà nội trợ đóng vai trò vừa là một người mẹ và một người cha. “Tôi n.ợ đứa bé đó 1 lời xin lỗi” và “vợ tôi có lẽ đã không ba.o gi.ờ th.a th.ứ cho tôi” những lời trên thốt ra từ Miyazaki-san thể hiện sự nhận thức rõ ràng của ông rằng những sự đá.nh đ.ổi, h.y si.nh vì con đường sự nghiệp của mình là không hề nhẹ nhàng một tí nào cả.

Tương tự như vậy, sau c.ái ch.ết của ông Katsuji Miyazaki, ông đã bày tỏ sự ti.ếc nu.ối rằng mình chưa bao giờ được nói chuyện một cách nghiêm túc với cha mình cả. Trong bộ phim lần này tôi cũng cảm thấy được một sự nuối tiếc giống như vậy khi mà thấy cảnh người m.ẹ k.ế Natsuko buông lời trách móc Mahito có thể là phản ánh những ý nghĩ của chính Miyazaki-san tự trách mình. Bởi vì bà Yoshiko từng bị bệ.nh la.o c.ột sống trong nhiều năm và thường xuyên trong tình trạng s.ức kh.ỏe yế.u. Cho nên có lẽ bản thân Miyazaki-san cũng cảm thấy những khoảng thời gian thiếu thốn ở bên song thân của mình là chưa được trọn vẹn để dùng làm lý do cho việc lựa chọn nhân vật trong tác phẩm này.

.

Sau cùng thì đoạn cuối của phim đã thể hiện quan điểm của Miyazaki-san về tính kế thừa của nghệ thuật cũng như gửi gắm thông điệp về sự chấp nhận chân lý thường tình của trời đất: có sin.h ắt phải có di.ệt.

Vào năm 2006, con trai cả của Hayao Miyazaki là Gorou lúc này là kiến trúc sư vừa mới hoàn thành xong công trình bảo tàng Ghibli được 1 số người trong studio mời vào thực hiện dự án anime “Tales from Earthsea”, chúng ta có thể thấy được ý định đằng sau của việc này là mong muốn giúp đỡ con trai của ông sau này trờ thành người có thể kế thừa tên tuổi của ông tại studio. Thế nhưng tại buổi công chiếu bộ phim thì chúng ta có 1 video khá là nổi tiếng cảnh Miyazaki-san lên tiếng th.ẳngthắng p.hê ph.án con trai, đúng là ông không phải là một người bố tốt, có trách nhiệm để mà có qu.yền ch.ỉ trích con mình. Tuy vậy thì tôi cũng có thể hiểu được rằng lý do ông làm vậy chỉ vì muốn tốt cho con mình mà thôi, bản thân ông không cần Gorou phải tự á.p đ.ặt lên mình một gá.nh nặng quá lớn phải kế thừa sự nghiệp của ông để làm gì. Hãy thử tưởng tượng xem, anh ta không những phải trở thành một đạo điễn anime (nội việc này đã là 1 việc khó rồi) hay là một đạo diễn anime “tốt” mà còn cần phải có tầm vóc ngang ngữa hoặc thậm chí lớn hơn cả cha mình, mới có thể tiếp nối được những di sản đồ sộ đã để lại. Thông qua những bộ phim không được khán giả đánh giá cao mà Gorou Miyazaki làm đạo diễn như là “Tales from Earthsea”, hay là “Earwig and the W.it.ch” thì ta cũng thấy được thử thách trên đối với anh ta đơn giản là không thể nào hoàn thành được.

Những hình ảnh phản chiếu tương tự cũng được thể hiện trong “Thiêu niên và chim diệc”. Khi mà “vua vẹt” é.p bu.ộc Himi trở thành người kế tục tháp chủ chỉ vì Himi là cháu gái có quan hệ hu.yết thống thì vị tháp chủ kia lại không đồng ý mà bảo rằng chỉ có 1 mình Mahito là có thể mà thôi. Cộng với hình ảnh khi mà tháp chủ lần đầu gặp Mahito, ông đã đánh rơi 1 bông hồng đỏ thể hiện 1 điều, “con là duy nhất”. Tôi nghĩ đã thể hiện thông điệp của Miyazaki-san rằng thứ nghệ thuật mà ông đã dành cả đời để tôi luyện nên là của riêng mình ông mà không phải là bất cứ ai khác. Cho dù có người nào đó có thể sao chép giống phong cách của ông đến từng chi tiết thì nó cũng chỉ là một sự bắt chước đầy giả tạo, cho dù có bất kỳ ai muốn kế thừa sự nghiệp của ông thì cũng chỉ là sự cưỡng cầu sẽ không đem lại kết quả tốt mà thôi. Hãy để tòa tháp của ước mơ và trí tưởng tượng mà ông tạo ra được thuận theo lẽ tự nhiên và bị sụ.p đ.ổ.

Có 1 sự thật rằng Miyazaki-san đã từng đ.ốt h.ết toàn bộ những bức tranh mà mình b.ắt ch.ước theo những mangaka tiền bối như là Osamu Tezuka cũng đã thể hiện được sự tận tâm của ông cho việc tự đi tìm “nhân dạng” cho riêng mình trong thế giới nghệ thuật, cho nên ông sẽ ông thể nào xem nhẹ toàn bộ những nỗ lực cả đời mình để mà có thể truyền lại cái “nhân dạng”, phong cách nghệ thuật kia một cách dễ dàng cho được. Cho nên cái kết của bộ phim tôi nghĩ là cũng đã thể hiện rõ ràng rằng Miyazaki-san đã hoàn toàn chấp nhận rằng sẽ đem thứ nghệ thuật đó theo ông mãi mãi.

“Ông có l.o lắng cho tương lai của studio không?”
“Tương lai là rõ ràng, nó sẽ phải sụ.p đ.ổ, tôi có thể thấy trước được điều đó’’. ‘’Không cần phải l.o lắng gì nữa, bởi vì đây là chuyện không thể nào tránh khỏi”. ‘Ghibli chỉ là 1 cái tên ngẫu nhiên mà tôi lấy từ một chiếc máy bay mà thôi’.

Trước lời đề nghị của tháp chủ, Mahito đã quyết định sẽ phải từ chối bởi vì cậu muốn được trở về với gia đình của mình. Vậy là sau bao nhiêu năm bày tỏ góc nhìn tiêu cực về cuộc sống, trong tác phẩm này, Miyazaki-san đã phải thừa nhận rằng cuộc sống vẫn có nhiều giá trị đáng để trân trọng, vẫn rất đáng sống bởi vì những người thân thuộc bên cạnh mình. Đối với ông Ghibli chỉ là 1 cái tên, thứ làm nên giá trị thực sự đó là những người đàn anh, người bạn và đàn em có cùng chí hướng với ông, đã cống hiến hết mình cho loại hình mà họ yêu mến.

Sau khi thoát khỏi tòa tháp, chú chim diệc đã hỏi rằng Mahito có mang theo quà lưu niệm gì không? Thì cậu chìa tay ra trong đó có 1 mảnh đá được tháp chủ tặng. Chim diệc bảo rằng “cậu sau này có thể sẽ quên đi bọn tôi nhưng mà hãy giữ lấy chúng’’. Tôi nghĩ những lời thoại sau cùng này chính là thông điệp mà Miyazaki-san muốn gửi đến những người hâm mộ Ghibli và cả hậu thế rằng: cho dù đến 1 lúc nào đó studio Ghibli sẽ kh.ông còn nữa hay thậm chí bị chìm vào qu.ên lãng, thì chỉ cần các bạn bây giờ hãy dùng những tác phẩm của chúng tôi như là niềm cảm hứng để sáng tạo nên thế giới của riêng mình là được rồi.

.

“Thiếu niên và chim diệc’’ đối với tôi là một bộ phim khó để đánh giá bởi vì tính chất cá nhân của tác phẩm này. Đối với Miyazaki-san, đây có thể là đỉnh cao nghệ thuật của ông, một tác phẩm kỳ vĩ đúc kết lại nhiều thập kỷ chặng đường sự nghiệp nhiều vinh quang cũng như nhiều ch.ông g.ai tr.ắc tr.ở được ông nhìn lại, thế nhưng những giá trị phức tạp đó chưa chắc gì sẽ lan truyền được hết với khán giả, làm họ đồng cảm và trở thành 1 thứ được yêu thích rộng rãi cho được. Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua cách thức mà studio Ghibli quảng bá bộ phim tại Nhật: chỉ có 1 poster duy nhất với hình 1 con chim diệc k.ỳ d.ị, không hề có bất kỳ trailer nào, cái tên tại Nhật là “How do you live?” cũng là một cái tên mang nghĩa rộng, rất là mơ hồ. Thứ duy nhất khiến cho khán giả tự mình đến rạp chỉ là một cái tên “Hayao Miyazaki’’, căn bản chỉ là studio Ghibli bảo rằng nếu bạn không thấy hứng thú với cái tên trên thì đây không phải là tác phẩm dành cho bạn. Và thế rồi mặc cho việc không có bất kỳ sự PR nào hay nội dung kén người xem thì bộ phim vẫn đứng top doanh thu phòng vé tại Nhật cũng như ở quốc tế, cũng là minh chứng cho việc khán giả vẫn rất còn quý mến những tác phẩm của Miyazaki-san đến thế nào.

Nếu như một ngày nào đó nghệ thuật của Miyazaki-san ch.ết đ.i, thì tôi vẫn sẽ tin tưởng rằng nó sẽ được tá.i si.nh lại một lần nữa dưới một hình hài hoàn toàn khác. Nhìn lại những bộ anime trong năm nay như là Sousou no Frieren, tôi vẫn cảm thấy sự kh.ao kh.át được tạo nên những thế giới fantasy xinh đẹp, diệu kỳ. Cho nên, ông không cần phải lo lắng nhiều nhé, Miyazaki-san.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button