AnimeNhững Vấn Đề Khác

Sự mất đi ý nghĩa của wj-bu. Tại sao wj-bu đích thực đang ngày càng biến mất?

Thế wj-bu là gì? Các bạn có thể lên mạng tra google, những trang như “behind the meme” để tìm hiểu về nghĩa gốc của từ này. Tuy nhiên nếu bạn nào chưa biết thì để mình giải thích luôn cho gọn, từ weea.boo có nghĩa là japano.philes hay wannabe japanese, có nghĩa là cuồng Nhật Bản và muốn trở thành người Nhật. Hậu tố -philes trong tiếng Anh thường để chỉ việc cuồng, yêu thích say đắm 1 thứ gì đó quá mức đến nỗi gây ra tác hại nên có ý nghĩa tiêu cực. Cho nên wj-bu cũng dùng để châm biếm những người đam mê văn hóa Nhật Bản một cách quá đà. Xuất hiện lần đầu ở diễn đàn 4.chan vào năm 2005, do mod của trang này lọc từ wapanese và thay thế thành weea.boo, đặc biệt là sau video của youtuber nổi tiếng Filthy Frank vào năm 2014 về chủ đề này, thì từ wj-bu đã trở thành 1 “meme đại chúng” rất phổ biến trong cộng đồng anime-manga mà ai ai cũng biết.

Ở trên fb vào đầu những năm 2010s thì tôi cũng có bắt gặp những thành phần wj-bu trên những group, page anime với những post như mong ước được sống ở Nhật, được là người Nhật hay ví nước Nhật như là chốn thiên đường. Hay từ khi video của lão Franku dậy sóng phong trào anti thì trên youtube cũng có những video “wj-bu cringe compilation” có được hàng triệu lượt xem. Nên từ đó bản thân tôi cũng khá là quen thuộc với những thành phần “wj-bu đích thực” này. Thế nhưng cho đến ngày nay thì thực trạng wj-bu đang ngày càng bị biến mất dần và bây giờ người ta chỉ dùng từ này để châm chọc gọi nhau cho vui như là 1 meme bình thường liên quan đến bất kỳ chủ đề nào dính dán đến anime-manga và văn hóa Nhật Bản. Có phải do phong trào anti-wjbu mà người ta ngày càng ngại làm wjbu không? Như những thành phần fu. rry nhiều người anti mà vẫn còn hoài đó sao? Tôi không nghĩ đó là nguyên nhân chính.

Nguyên nhân chính ở đây, tôi nghĩ là chỉ do sự thiếu hiểu biết mà thôi. Đối với những fan anime ở Việt Nam hơn thập kỷ trước, phần lớn kiến thức về Nhật Bản chỉ được tiếp thu qua anime, manga. Nhật Bản đối với chúng tôi giống như 1 vùng đất fantasy, cổ tích, nơi có đầy ninja, samurai ngầu lòi khắp nơi. Cùng với đó, những hình ảnh lan truyền trên mạng về khu “thánh địa” anime Akihabara làm ta liên tưởng đến một Nhật Bản với hàng hóa, biểu tượng anime-manga có ở khắp mọi nơi trên đất nước. Còn con người Nhật Bản lúc nào cũng năng động, nhiệt huyết như những nhân vật chính trong những bộ shounen. Con gái thì lúc nào cũng “uwu”, “baka!”,…

Thế nhưng, trong những năm trở lại đây, sự thật đằng sau “chốn thiên đường” đã được ngày càng hé lộ và những góc khuất trong xã hội Nhật cũng từ đó mà rõ ra. Đối với những “wj-bu đích thực” kia sau khi cố gắng hết sức để đến Nhật sống thì họ cũng bị “vỡ mộng”. Những khu akihabara hay comicket xem như thiên đường cho otaku chỉ là 1 phần rất nhỏ của nước Nhật, phần lớn còn lại của đất nước cũng chả có gì đặc biệt khác thường lắm với những quốc gia khác, ngoại trừ mấy cái máy bán hàng tự động hay toilet công nghệ tân tiến. Còn “tiếng Nhật”, cách hành xử của những nhân vật anime thì hoàn toàn khác xa người Nhật ngoài đời, cho nên những gì học được từ anime của các wj-bu khi đến Nhật cũng chỉ là vô dụng mà thôi. Có video của youtuber người Nhật “Sora the troll” về sự khác biệt giữa nhân vật anime và người Nhật ngoài đời đã thể hiện chính xác sự ảo tưởng này.

So với những năm 2000s đầu 2010s thì ngày nay số lượng content về cuộc sống ở Nhật đã xuất hiện phong phú hơn rất nhiều, bởi cả những youtuber là người Nhật lun. Từ đó những thực trạng như làm việc quá sức, tr. ầm cả.m, t.ự t. ử cũng không còn gì xa lạ với 1 xã hội phát triển, nhiều áp lực và nghiêm khắc như Nhật Bản.

Công bằng mà nói thì bất cứ quốc gia vào cũng có những mặt tốt đẹp và những mặt trái mà thôi. Tôi nghĩ rằng người Nhật họ cũng có sự cởi mở về những vấn đề nổi cộm trong nước cần phải giải quyết trong những video phỏng vấn, nên tôi đề cao sự thành thật của họ, không cần phải che dấu gì cả. Thiết nghĩ mỗi công dân nên nhận thức được cả mặt tốt và mặt xấu của đất nước mình đang sống để ta mới có động lực giữ gìn những truyền thống quý giá đẹp đẽ đồng thời đấu tranh cải thiện những khuyết điểm, những gì chưa làm được.

Còn anime, manga chung quy cũng là 1 phương tiện giải trí nên phải có sự tách rời nhất định với thực tại, không nên nghĩ rằng thực tại khi đến Nhật sẽ có phụ đề như bộ anime mà bạn xem. :v Chỉ đi du lịch thôi thì không vấn đề gì nhưng 1 khi đã quyết định sinh sống lâu dài ở 1 quốc gia bất kỳ không những Nhật Bản, thì ít nhất bạn phải tìm hiểu kỹ văn hóa xã hội của quốc gia đó, đặc biệt là việc học ngôn ngữ một cách đàng hoàng. Chứ không nên như những “wjbu đích thực” chỉ xem vài ba bộ anime là nghĩ rằng mình đã có đủ hành trang, họ chỉ đang tự hại mình thôi.

Bên cạnh đó cũng phải nói là do anime, manga ngày càng phát triển phổ biến, thu hút khán giả đại chúng nên hiện nay phần lớn trong cộng đồng anime chỉ là những người xem đơn thuần (casual), làm cho những thành phần cuồng quá mức trên ngày 1 giảm đi.

Có thể nói từ wjbu hiện nay đã mất đi ý nghĩa vốn có, trở thành 1 meme đại trà dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào có liên quan, trong khi nơi khai sinh ra nó – 4.chan thì cũng chẳng còn được dùng nhiều nữa. Cũng giống như bất kỳ hình ảnh meme nào trên mạng người ta dùng nó vào mục đích giải trí cho vui mà chẳng cần quan tâm nhiều vào xuất xứ, ý nghĩa gốc của những hình ảnh đó vậy. Tuy nhiên, nếu có người nào đó sử dụng từ wj-bu 1 cách nghiêm túc, dùng để châm biếm, đả kích người khác thì tôi nghĩ rằng cần thiết phải biết ý nghĩa của nó là gì cái đã.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button