AnimePhân Tích & Cảm Nhận

Sự Khác Nhau Giữa Reconstruction – Deconstruction – Subversion Trong Anime.

Hẳn bạn đã ít nhiều nghe qua những thuật ngữ này nếu là người say mê điện ảnh, cũng như tìm hiểu về các khía cạnh “kỹ thuật” trong lối xây dựng cấu trúc kịch bản. Bài viết này sẽ phần nào giúp bạn nắm rõ hơn về các khái niệm thường gặp kể trên, cũng như đưa ra những ví dụ điển hình trong các tác phẩm anime.

¤ 1/ Định nghĩa các khái niệm.

♢ Deconstruction: thuật ngữ này không mang ý nghĩa “phá hủy”, mà nó sát nghĩa với phân tích hơn. Đây là phương pháp bao gồm: tách rời từng motif (mô-típ) thông thường và phân tích một cách logic những motif ấy dưới lăng kính hiện thực, làm lộ ra khuyết điểm của chúng. Kết quả bạn nhận được sẽ (về một mặt) giống hoặc khác với kết quả kiểu khuôn mẫu sẵn có. Mình sẽ dịch là “giải cấu trúc”.

♢ Subversion: Có rất nhiều người nhầm lẫn thuật ngữ này với deconstruction. Subvert = đảo ngược. Subverted tropes là những tropes bị đảo ngược kết quả so với kết quả khuôn mẫu ban đầu.

Yếu tố khác biệt giữa deconstruction và subversion là kết quả của subversion luôn quay ngược 180 độ với kết quả thường gặp. Trong khi đó, deconstruction sẽ có kết quả khác nhau mà mức độ tùy thuộc vào tính thực tế lúc “mổ xẻ”.

♢ Reconstruction: sự tái xây dựng. Theo ý nghĩa “cải tiến hoàn thiện hơn” từ một thứ có sẵn, đắp vá lại khuyết điểm thường thấy, thậm chí là thêm thắt vào điều mới mẻ.

¤ Sau đây là ví dụ giúp bạn dễ hình dung hơn.

♢ Common trope (motif điển hình thường gặp): hero luôn luôn chiến thắng trong trận đấu cuối cùng với boss. Thiện chiến thắng ác.

♢ Subversion: Boss luôn chiến thắng hero vì mạnh hơn. Ác chiến thắng thiện.

♢ Deconstruction: Hero có thể thắng hoặc thua vì sự can thiệp và phụ thuộc vào diễn biến/yếu tố bên ngoài, lấy vd hero thua vì bị người bạn phản bội do trước đó đã diễn ra một arc xung đột gây mâu thuẫn với nhân vật này.

Hoặc hero chiến thắng vì nắm được yếu điểm của boss(một lần nữa sẽ có 1 arc phụ làm rõ), và đây là chiến thắng đã được chính hero tiên đoán từ trước.

Điểm tạo ra deconstruction ở đây: Hero chiến thắng ko phải vì sức mạnh niềm tin, deus ex machina hay một cái twist ngớ ngẩn bất ngờ nào đấy, mà hero chiến thắng vì đã nắm được yếu điểm từ trước. Nắm được yếu điểm để chiến thắng là tính thực tế, hoặc là do hero … chơi bẩn, làm trái với đạo lý anh hùng. Nếu theo common trope thông thường thì hero sẽ gặp may, nhờ vào sức mạnh tình bạn. Nếu là subversion thì hero LUÔN thua.

¤ Trái lại, deconstruction không cần subvert bất kì tropes gì để mổ xẻ.

Lấy vd, Madoka trong những timeline khác vẫn ký giao kèo với QB, và đến timeline chính thì cuối cùng vẫn trở thành mahou shoujo với mục đích cao cả là cứu tất cả các mahou shoujo khác, vốn là những trope rất thông dụng trong mahou shoujo genre.

Giả sử trường hợp madoka từ đầu cho đến cuối cùng vẫn nhất quyết ko ký bản giao kèo, hoặc trong các timeline khác nhau ko lựa chọn trở thành mahou shoujo thì có thể nói là subversion (vì mc trong 1 bộ mahou shoujo LUÔN là mahou shoujo).

Madoka vẫn có những trope chạy theo common trope nhưng làm người xem nắm được điều gì đang diễn ra đằng sau. Nếu common trope là 1 đường thằng, cho dễ hình dung thì deconstruction trong Madoka sẽ là đường thẳng song song. Còn subvert là đường thẳng nằm trên common trope nhưng có chiều đi ngược hướng.

Thế còn reconstruction? Gurren Lagann là một kiểu hình của phương pháp này. Theo common tropes thông thường thì protag sẽ luôn mang tiềm tin “thần kì” vào năng lực bản thân.

“Nghe này, Simon.

Đừng tin vào bản thân cậu,

Mà hãy tin vào anh!

Hãy tin anh người đã tin ở cậu!”.

Nếu deconstruction là làm lộ nên những khuyết điểm của common tropes, và những khuyết điểm này sẽ có ảnh hưởng đến kết quả dựa trên lăng kính hiện thực, thì reconstruction sẽ tìm ra giải pháp để “củng cố” những common tropes, che đi khuyết điểm. Như vd ở trên, lòng tin vào bản thân của Simon đến từ Kamina, và Kamina là hình mẫu anh hùng lý tưởng để Simon tiến tới trưởng thành hơn.

¤ 2/ Bàn về Boku no Hero Academia.

Boku no Hero không phải là reconstruction, tác phẩm chỉ đơn giản là triển khai những common tropes rất bài bản và thông minh. Lấy vd dễ nhìn nhất là hình tượng All Might được Deku lấy làm hình mẫu noi theo, thì từ thuở xưa đến ngày nay shounen đã xuất hiện trope này rất nhiều rồi. Naruto lấy hình ảnh người cha phấn đấu thành Hokage – cũng như Deku lấy All Might phấn đấu thành siêu anh hung vĩ đại. Mối quan hệ giữa Deku – Bakugo cũng có nét giống như Naruto – Sasuke (biết nhau từ nhỏ thành đối thủ cạnh tranh). Vẫn có chút ít sự khác biệt là Bakugo không trở thành phản diện như Sas, nhưng cũng chẳng mới mẻ gì nếu so với mối quan hệ giữa Gon và Killua trong Hunter x Hunter. Boku no Hero có mới mẻ hoặc đột phá gì khi xây dựng đối thủ dành cho nhân vật trung tâm không? Không hề.

♢ Boku no Hero tuy sở hữu motif quen thuộc, nhưng vẫn hấp dẫn và giữ đc chân người xem vì được thực hiện rất bài bản và text-book.

Naruto hồi đấy đến cái arc chunin-exam thì có thể xem như là bước đột phá trong giới shounen. Thời gian sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng vì cái gì kéo dài hàng chục năm thì tác giả sẽ khó lòng nào giữ đc sự “mới mẻ” (ngoài trừ Oda 🐧 ).

Hiện tại, BnHA vẫn còn “vị mới” vì tuổi đời vẫn chưa nhiều, tuy nhiên, các arc sau này mình thấy có phần kém hấp dẫn hơn (vd như arc villain trong năm ngoái Bones làm buồn ngủ quá). Điều này cũng làm mình đặt câu hỏi rằng liệu BnHA có thể tiếp tục giữ vị trí hiện tại trong 5, 10 năm nữa?

¤ 3/ Bàn về deconstruction trong OPM.

♢ OPM thực chất là PARODY và SATIRE của shounen genre chứ không phải deconstruction.

Theo common tropes thông thường thì protag sẽ phải tập luyện trầy trật, thậm chí còn mạo hiểm tính mạng để nâng cao sức mạnh, nhưng đối với Saitama thì chẳng cần:” chạy 10km mỗi ngày, đẩy tay, hít đất 100 lần … ko cần điều hòa dù nóng ” nó là sự giễu cợt về “chế độ tập luyện” của Saitama vì nghe chẳng có vẻ gì là cao siêu đối với một vị thánh.

Trong OPM, Saitama là thánh sống có sức mạnh đến mức … ngớ ngẩn và phi hiện thực (1 phát đấm bay nát mặt trăng), có hành động/tính cách trái ngược với 1 super-hero hình mẫu (vd như All Might chẳng hạn).

Mặt khác, bạn sẽ thấy có những tình tiết, sự kiện cao trào được xây dựng tỉ mỉ và cẩn thận, thậm chí còn cảm động vì nó toát lên đc nghĩa khí cao cả của ai đó chẳng hạn (vd như anh đạp xe bị dần tơi tả). Hoặc là Boros với sức mạnh tầm thiên hà đủ sức càn quét Trái Đất. Nhưng khi Saitama xuất hiện thánh chỉ giải quyết tất cả mọi thứ bằng một nắm đấm.

Mọi cao trào, mọi tình huống hiểm nghèo đc xây dựng đều trở nên vô nghĩa khi thánh xuất hiện và tíc tắc giải quyết xong (theo cách rất là anti-climatic), đối với thánh tất cả chỉ là chuyện thường ngày ở huyện.

Mặt khác, nếu xét đến lý tưởng làm anh hùng, của anh đạp xe nghe rất cao siêu vì muốn bảo vệ mọi người, trách nhiệm cao cả gì gì đấy nhưng đối với Saitama ảnh chỉ làm vì SỞ THÍCH. Saitama là một walking-joke với tất cả mọi kiểu cách điển hình của một super-hero, và chính điều này mới là thứ tạo hấp dẫn ở OPM.

Và đến đây bạn nhận ra điều gì? OPM pha lẫn rất nhiều yếu tố đảo ngược của các trope thông dụng. NHƯNG, subvert(đảo ngược) và deconstruct (giải cấu trúc) là 2 khái niệm rất khác nhau, nếu ko nắm được bản chất sẽ rất dễ nhầm lẫn. Và thường thì, subvert thường sẽ đi đôi với parody để châm biếm những motif thường gặp nhằm chọc cười.

Có một vd mình nghĩ nhiều người sẽ biết đến: Konosuba.

Nhân vật Kazuma là sự đảo ngược(subvert) của đa phần nhân vật nam dẫn trong các bộ dị giới thường gặp. Trong khi những nhân vật chính khác cố gắng trở nên mạnh hơn, xài cheat và lấy lòng gái để thu nạp thêm vào harem thì anh làm gì? Tận hưởng cuộc sống và không thích sự phiền toái, chưa kể 3 em bên cạnh đều có vấn đề thần kinh chứ không hoàn hảo, waifu hóa như các nhân vật nữ thường gặp khác.

¤ 4/ Evangelion và Madoka luôn là 2 ví dụ hàng đầu khi nói đến deconstruction, có phải là do chúng quá đắc đíp? Không hẳn!

Eva lẫn Madoka là deconstruct của hẳn một thể loại, nghĩa là đa phần common tropes nào thường gặp cũng đều đc lấy ra để mổ xẻ phanh phui (genre deconstruction). Trong khi nhắc đến những bộ “deconstruction” khác, chúng thường chỉ deconstruct một hoặc vài tropes thôi. Đó là sự khác biệt của Eva, Madoka vs những bộ deconstruct chỉ vài yếu tố khác.

Nhìn chung, đây là những phương pháp thường được sử dụng để làm đổi mới các mô típ vốn cũ kĩ, mà khi sử dụng hợp lý thì tác phẩm sẽ dễ tạo dấu ấn hơn.

alonelycomet

Một fan cuồng của Kyoto Animation và Makoto Shinkai.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button