Industry

Quick rant: Có phải ngành công nghiệp anime đang ngày càng làm ra nhiều bộ, và nó là lý do chính cho thực trạng của các animators?

Trong khi lướt youtube, tôi chợt thấy 1 video có tựa đề “Bóc phốt A1 Pictures , “M. ÁY Đ. Ẻ” công nghiệp Anime”, thì tôi mới nhận ra ý nghĩ rằng “ngành công nghiệp anime càng ngày làm càng nhiều shows” và việc đỗ lỗi cho “sản xuất hàng loạt” cho tình trạng làm việc quá sức của animators đã trở nên phổ biến quá mức đến nổi trở thành gần như là 1 “myth” và nhiều người dùng nó như để kiểu “Tôi là fan anime cũng biết đến ngành công nghiệp chứ bộ!”.

Theo báo cáo mới nhất của hiệp hội hoạt hình Nhật Bản thì năm 2020, thời lượng anime dài tập chiếu trên TV được sản xuất ra đã giảm chỉ còn 94.3% so với năm trước. Ngay cả với những năm đạt đỉnh 2006, 2018, thời lượng sản xuất ra cũng tăng khoảng 30-36% so với một năm “ảm đạm” như 2022. Qua biểu đồ ta thấy rằng “sản lượng” TV series của ngành công nghiệp cũng có sự dao động, lên xuống qua từng năm, chứ không phải như nhiều người trên mạng nghĩ là năm sau lúc nào cũng làm nhiều show hơn năm trước, tức là tăng theo hàm số mũ (exp).
Thứ hai là nhiều người dùng chỉ việc studio MAPPA ngày nay làm quá nhiều shows so với mới thành lập mà nghĩ đó là tình trạng chung của ngành công nghiệp. Phải nhớ rằng MAPPA giờ đây đã phát triển hơn rất nhiều so với lúc mới thành lập. Ngay cả chính “cha đẻ” của MAPPA và Madhouse, Masao Maruyama cũng thừa nhận rằng quy mô của studio giờ đây cũng ngang ngửa với Madhouse thời trước của ông. Sự phát triển của MAPPA không phải là 1 điều phổ biến trong ngành công nghiệp vì phần lớn studio hiện nay đang trong trạng thái hoạt động cầm chừng, nên không dám ôm nhiều như MAPPA.
Đối với A1 pictures thì video ở trên đã có sai lầm khá rõ ràng đó là đưa ra số liệu nhân sự của năm 2022 mà lại gắn ghép với số lượng sản xuất thời cực thịnh năm 2015, 2016. Trong khi thực tế năm 2022, A1 pictures chỉ ra mắt có 3 bộ tv series (Kaguya-sama: Love Is War -Ultra Romantic-, Lycoris Recoil, Engage Kiss) và 2 movies (Uta no Prince-sama: Maji Love ST☆RISH Tours, Lonely Castle in the Mirror), một số lượng phải nói là khiêm tốn so với khi xưa. Bởi vì việc 1 phần studio tách ra để thành lập studio Cloverwork cho nên A1 ngày nay cũng không dám thầu quá nhiều bộ như xưa nữa đâu.
Thế bạn nghĩ chỉ đơn giản làm ít bộ, chú trọng chất lượng hơn thì vấn đề animator làm việc quá sức hay lương thấp sẽ một cách thần kỳ, tự nhiên biến mất à?
Để tôi cho 2 ví dụ. Studio Ghibli nổi tiếng là studio chú trọng chất lượng, nói đứng thứ hai thì không ai dám đứng thứ nhất, cũng đã phải chịu scandal khi mà animator Yoshifumi Kondō đã bị ka.roshi (ch. ết vì làm việc quá sức) khi thực hiện bộ phim “Whisper of the Heart” của đạo diễn lừng danh Isao Takahata.
Còn studio 4oC, một studio dành đến tận 6 năm (2013-2019) để sản xuất bộ phim cực kỳ đẹp đẽ đó là Children of the sea cũng bị vướng vào bê bối bị nhân viên tố cáo phải làm việc quá giờ và nợ lương.

Việc cộng đồng anime biết đến thực trạng của các animators là việc tốt để có thể đề cao những đóng góp của họ trong những tác phẩm mà ta yêu thích, và chung tay kêu gọi sự hỗ trợ cho họ. Thế nhưng phải hiểu rằng đây là 1 vấn đề phức tạp, như thực trạng “karoshi” là vấn đề chung của cả xã hội Nhật Bản không phải riêng gì ngành công nghiệp anime, manga. Cho nên “chỉ cần làm ít shows, chú trọng chất lượng” mà một cách thần kỳ giải quyết được vấn đề mà không để lại hậu quả gì thì người ta đã làm từ lâu rồi, cần gì mấy bạn nhắc. Tụ chung lại thì tình trạng của animators không phải là thứ có thể giải quyết ngay được trong 1 sớm 1 chiều mà cần phải có những giải pháp, chính sách lâu dài, hòa hợp lợi ích giữa các bên liên quan. Trong thời gian gần đây, tôi đã thấy nổi lên nhiều tín hiệu tích cực, các chính trị gia nhận thức được vấn đề và cam kết sẽ có chính sách hỗ trợ cho animators, và việc có tác giả manga kỳ cựu Akamatsu Ken góp mặt trong Thượng viện Nhật Bản cũng là một điều đáng mừng cho cả ngành công nghiệp anime, manga nói chung bởi vì ông sẽ giúp bảo vệ các tác phẩm khỏi việc bị kiểm duyệt quá mức và bảo vệ quyền sáng tác, tự do ngôn luận.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button