AnimePhân Tích & Cảm Nhận

PLUTO – Ng.ọn lử.a tiếp nối thế hệ của những huyền thoại.

Trong năm 2023 vừa rồi, một tác phẩm có ý nghĩa hết sức đặc biệt đã được phát sóng. Được lấy ý tưởng từ Astro Boy của Osamu Tezuka, một trong những tác phẩm tiên phong đời đầu phổ biến nhất của dòng manga shounen thời kỳ hậ.u ch.iến tra. nh th.ế gi. ới. Được ‘chấp bút’ bởi 1 trong những mangaka được đánh giá chuyên môn cao nhất – Naoki Urasawa. Và cuối cùng được chuyển thể thành anime bởi chính ‘’ch.a đ.ẻ’’ của studio Madhouse và MAPPA – Producer Masao Maruyama. Có thể không ngoa mà nói rằng Pluto chính là ‘’đ.ứa co.n’’ của những huyền thoại. Không những vậy, tôi còn cho rằng, Pluto còn là biểu trưng cho sự nối tiếp thế hệ của những mangaka, animators, 1 nỗ lực để truyền đạt thông điệp của Tezuka-san đến với tương lai. Giống như những gì mà chính Urasawa-san đã miêu tả về bộ anime này như là 1 cây ‘’ba.ton’’ (gậy truyền tay trong những cuộc thi chạy tiếp sức) mà ông đã nhận được từ Tezuka-san, do đó ông phải đảm nhiệm nghĩa vụ, trách nhiệm tuy nặng n.ề mà cao cả đó là truyền lại cây ‘’baton’’ đó đến với hậu thế thông qua Pluto.

Vì những lẽ trên, mà trong bài viết này, chúng ta hãy tìm hiểu cách mà Naoki Urasawa-san đã sử dụng những cách thức dẫn truyện và xây dựng nhân vật quen thuộc của ông để mà không những bảo tồn, gìn giữ những thông điệp ý tưởng quan trọng của Astro Boy (arc ‘The greatest robot on earth’) mà còn có thể nâng tầm chúng lên hơn nữa.

Vào năm 2003, Urasawa-san đảm nhận dự án quan trọng nhằm kỷ niệm ngày Astro Boy ra đời. Ông đã lựa chọn arc truyện ‘The greatest robot on earth’ để tri ân cho người đã truyền cảm hứng to lớn cho ông khi còn nhỏ để sau này trở thành 1 tác giả manga. Rõ ràng là với tài năng ‘có thừa’ của ông, người ta sẽ nghĩ đây là 1 công việc không phải là khó khăn gì. Thế nhưng nếu như các bạn có đọc những manga của cả Tezuka-san và Urasawa-san thì có thể nhận ra rằng, đây thực sự là một nỗ lực đáng khâm phục của ông trong việc làm hài lòng không những độc giả trung thành của mình mà còn cả những người hâm mộ của Tezuka-san nữa. Bởi vì phong cách dẫn chuyện và xây dựng nhân vật giữa Tezuka-san và Urasawa-san tôi nghĩ là có sự khác biệt rất lớn, nếu không muốn nói là hoàn toàn đối lập với nhau.

Đối với Tezuka-san, những tác phẩm của ông có đặc trưng là ý tưởng rất là đ.ột ph.á và phức tạp. Cho nên để có thể truyền đạt những chủ đề mang tính sáng tạo và phức tạp cao đến với khán giả đại chúng thì ông đã lựa chọn một phương thức dẫn chuyện đơn giản, gọn ghẽ. Chính phương thức dẫn chuyện có phần ‘’b.ộc t.rực’’, vào thẳng vấn đề của Tezuka-san mà tôi nghĩ đã giúp ông trở thành mangaka phổ biến nhất với độc giả thời đó (sau W. W. 2). Tezuka-san hoàn toàn theo hướng được dẫn dắt bởi cốt truyện (plot driven) với biểu hiện là phần plot di chuyển với nhịp độ rất là nhanh, nhân vật thì được xây dựng chỉ để phục vụ cho những tình tiết, nút thắt của mạch truyện. Các nhân vật trong truyện của Tezuka-san thường bộc lộ cảm xúc 1 cách trực tiếp và mối x.ung đ.ột giữa các nhân vật cũng được thể hiện rõ ràng.

Thế còn Urasawa-san, từ lâu ông đã nổi tiếng là 1 tác giả có phong cách dẫn chuyện đầy phức tạp với nhiều tầng lớp ý nghĩa khác nhau. Mạch truyện trong tác phẩm của ông thường di chuyển chậm rãi, để ông dành nhiều thời gian vào việc khắc họa nhân vật hơn – 1 biểu trưng thường thấy của hướng được dẫn dắt bởi nhân vật (character driven). Do đó về mặt nhân vật, Urasawa-san thường rất thích đ.ào sâ.u về mặt nội tâm phức tạp bên trong, khiến cho yếu tố nhân vật tôi nghĩ chính là điểm mạnh nhất trong những tác phẩm của ông.

Vậy thì, Urasawa-san đã làm thế nào để chuyển đổi Astro Boy theo phong cách của riêng mình? Thứ đầu tiên mà ta dễ nhận ra nhất chính là việc ông đã sáng tác Pluto trở thành một bộ manga thuộc về thể loại tri.nh thá.m bí ẩn. Trong Astro Boy thì nhân vật ph.ản di.ện – robot Pluto xuất hiện ngay từ đầu hoàn toàn công khai để thách đ.ấu 7 robot vĩ đại nhất thế giới và từ đó thì câu chuyện được thể hiện theo kiểu ‘ba.ttle shoun.en’ điển hình. Còn trong Pluto, ‘k.ẻ á.c’ ở những tập đầu chưa lộ thân phận của mình ra và vì thế, trọng tâm của tác phẩm được dồn về 1 nhân vật – thá.m t.ử robot mang tên là Gesicht. Có thể nói đây là một sự thay đổi tuyệt vời của Urasawa-san, từ một nhân vật chỉ xuất hiện ở vài trang truyện trong arc ‘The greatest robot on earth’, ông đã biến Gesicht thành một nhân vật chính đa chiều, có nội tâm sâu sắc, rõ ràng là nhân vật mà tôi thích nhất trong toàn bộ tác phẩm.

Có 1 câu hỏi được đặt ra là tại sao mà Urasawa-san lại ưa chuộng phong cách dẫn chuyện theo kiểu bí ẩn, trinh thám? Tôi nghĩ là nhiều người đã hiểu sai về yếu tố đã khiến cho những câu chuyện của ông được đề cao đến như vậy. Đó là những tác phẩm của ông thực ra không hề tập trung vào khía cạnh trinh thám đơn thuần. Khác với những câu chuyện trinh thám kinh điển thường chỉ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi ‘Ai là k.ẻ á.c?’, thì tôi cho rằng ông sẽ hứng thú với câu hỏi ‘Tại sao lại là k.ẻ á.c?’ hơn. Khía cạnh trinh thám trong những tác phẩm của ông thường chỉ là bệ phóng để mà ông có thể khám phá những vấn đề của tâm lý học t.ội ph.ạm cũng như những câu hỏi triết lý về nền tảng đạo đức của con người. Và vì thế tôi cho rằng những khía cạnh thực sự tỏa sáng khiến đọng lại ấn tượng sâu đậm cho khán giả chính là tâm lý và triết lý. Ví dụ như Mon.ster, căn bản 74 tập dài chỉ là nhân vật chính Dr. Tenma đuồi theo nhân vật ph.ản diệ.n Johan Liebert, thế nhưng để tìm hiểu tại sao cá.i á.c lại hình thành và phát triển và nhân vật Johan trên đại diện cho khái niệm triết học nào thì tôi nghĩ 74 tập lại hoàn toàn là xứng đáng.

Đối với tác phẩm Pluto cũng tương tự như vậy, giây phút mà nhân vật ph.ản diệ.n đứng đằng sau robot gây hạ.i xuất hiện thì tôi có thể nhận ra gần như là ngay lập tức, gần như là chẳng có bất kỳ nỗ lực che giấu nào từ tác giả cả, rất là rõ ràng luôn. :v Một lần nữa sự bí ẩn ở đây đó là câu hỏi ‘tại sao?’ và ‘như thế nào?’ mà không phải là ‘ai?’, tôi nghĩ đã khiến cho phong cách dẫn chuyện của Urasawa-san thật là độc đáo trong thể loại trinh thám.

Một biểu trưng quan trọng nữa trong những bộ truyện của Urasawa-san đó là cách thức tạo dựng và phát triển nhân vật của ông, phải nói là đã đạt đến một trình độ thượng thừa. Ông không thích phân biệt trắng đen rõ ràng mà thường khắc họa một thế giới của quan niệm ‘đạo đức x.ám’ với đa dạng những gam màu đậm nhạt khác nhau. Và nhờ vào sự đa dạng và phức tạp trong nội tâm trong nhân vật mà sau khi xem/ đọc xong những tác phẩm của ông mà tôi không thể có cảm giác ti.êu c.ực đến với bất cứ 1 nhân vật nào. Ví dụ trong bộ Monster có 1 nhân vật có tính cách cự.c k.ỳ t.ệ hạ.i đó là vợ của bác sĩ Tenma, tôi có đầy đủ mọi lý do trên thế giới này để gh.ét cô ta, thế nhưng đến cuối cùng tôi lại không thể, thậm chí còn cảm thấy tộ.i ngh.iệp, thương cảm cho cô ta.

Trong Pluto, ta tiếp tục thấy những giá trị về mặt viết nên nhân vật của Urasawa-san tiếp tục được phát huy mạnh mẽ. Ngay cả nhân vật phản diện đứng đằng sau mọi việc ta cũng có thể cảm nhận được sau cùng cũng chỉ là nạn nhân bị cuốn vào vòng xo.áy của t.hù hậ.n. Hoặc là đối với những nhân vật phụ, điển hình là câu chuyện ngắn nửa sau của tập đầu về mối quan hệ giữa nhạc sĩ Duncan và robot North #2 cũng đã thể hiện sự kỹ càng, chú trọng vào từng chi tiết của Ursawa-san ngay cả với việc thể hiện những nhân vật ‘bên lề’.

Ông lão Duncan xuất hiện với vẻ ngoài kh.ó tín.h, gắ.t gỏng thậm chí là ph.iền ph.ức bởi vì ông ta cứ khư khư quan niệm rằng robot sẽ không thể nào cảm nhận được âm nhạc và có cảm xúc như con người. Thế nhưng thông qua những sự thấu hiểu dần dần mà giữa họ, con người và robot, đã trở thành những người bạn tâm giao. Chỉ là 1 mẫu chuyện nhỏ nhưng mà cũng đã truyền tải 1 thông điệp đầy ý nghĩa về tầm quan trọng của sự thấu hiểu. Có hiểu được những khó khăn trắc trở trong cuộc sống mà bất cứ ai cũng phải trải qua, con người mới có thể từ bỏ những sự p.hân bi.ệt đố.i x.ử, th.ù hằ.n, ga.nh gh.ét. Giống như cái cách mà Urasawa-san đã giúp cho độc giả/ khán giả hiểu rõ cặn kẽ từng nhân vật trong ‘7 robot vĩ đại nhất thế giới’ – ‘backstory’, quá khứ của họ, tâm tư tình cảm của từng người. Làm cho tôi sau cùng chỉ còn lại cảm giác hài lòng với tác phẩm bởi vì không có ai là cảm thấy thừa thải hay được xây dựng hời hợt cả.

Trở lại với Astro Boy, mặc dù tác phẩm gốc của Osamu Tezuka có phương thức dẫn chuyện đơn giản hơn nhiều, thì tôi nghĩ vẫn chưa đựng được rất nhiều sự thú vị ở bên trong. Có kết cấu tương tự 1 bộ ‘bat.tle shounen’ thông thường, khi mà nhân vật chính Atom phải đá.nh b.ại Pluto trong một cuộc t.ỉ t.hí 1vs1, Tezuka-san lại một cách khôn khéo lồng ghép được những ‘plot twist’ chi tiết bất ngờ vào. Đó là về sau độc giả mới nhận ra rằng vai diễn ban đầu: Atom là chính diện, Pluto là phản diện/k.ẻ á.c thực ra chỉ là 1 cú lừa. Chính Pluto mới là vị anh hùng của chương truyện. Xuyên suốt arc truyện, ta hoàn toàn có thể cảm nhận được Pluto chỉ là 1 robot vô tội, bị người tạo ra mình ép buộc bằng mọi giá phải ch.iến đ.ấu với những robot khác. Nếu cậu ta ch.ống lạ.i m.ệnh lện.h thì cũng đồng nghĩa với việc bị p.há h.ủy. Pluto đã nhiều lần cứu Atom cũng như bày tỏ sự thân thiện với cậu và em gái, thể hiện rằng Pluto hoàn toàn không có tội tình gì cả. Sau khi đọc xong arc ‘The greatest robot on earth’ tôi mới hiểu được nhận định của Urasawa-san nhớ lại rằng lúc còn nhỏ ông cảm thấy không hề th.ỏa m.ãn tí nào cả trước cái kết của arc trên, nhưng đồng thời chính cái kết ‘khác lạ’ như vậy cũng đã gây ấn tượng mạnh cho ông. Các bạn nên nhớ rằng bộ manga Astro Boy hồi đó được quảng bá là dành cho trẻ em, thế nhưng ta vẫn thấy được Tezuka-san cố tình truyền đạt những thông điệp về phả.n chi.ến tra.nh thông qua hình tượng đầy b.i kịc.h của robot Pluto vô tội, hồn nhiên được tạo ra chỉ để gi.ết ch.óc và ph.á h.ủy. Điều trên tôi nghĩ cũng là 1 trong những đặc trưng quan trọng trong phong cách sáng tác của Osamu Tezuka đó là việc mà ông luôn muốn ẩn dấu những thông điệp, ý nghĩa sâu sắc và phức tạp hơn, bên dưới phong cách dẫn chuyện giản đơn theo kiểu ‘cartoonist’ của những bộ phim hoạt hình Disney thời xưa.

Đối với Pluto, Urasawa-san chắc hẵn cũng đã hiểu rõ được thông điệp ph.ản ch.iến tra.nh trong tác phẩm gốc, cho nên ông đã tạo dựng nên bối cảnh có liên hệ mật thiết với c.uộc ch.iến ‘Trung Á’ mà 7 robot vĩ đại nhất thế giới đều có can dự vào. (Nhìn vào những tìn.h ti.ết ch.ính tr.ị trong tác phẩm, khán giả thậm chí còn có thể liên tưởng đến lịch sử ch.iến tra.nh vùng Tru. ng Đô. ng những năm 19.90s – 20.00s). Từ đó mà chúng ta thấy được sự thay đổi của Pluto từ một chú robot được tạo ra để thay đổi thời tiết, giúp vùng đất sa mạc khô cằn được đâm chòi sự sống, một mục đích hoàn toàn tốt lành trở thành 1 công cụ chỉ để t.rả th.ù, trở thành 1 nạ.n nh.ân của v.òng xo.áy th.ù h.ằn mà chiến tranh mang lại.

Bên cạnh việc khắc họa b.i kịc.h của Pluto, giữ được tình thần của bộ truyện gốc, tác phẩm của Urasawa-san cũng đã đem đến những câu chuyện cảm động, ý nghĩa khác về giá trị của tình thân, gia đình thông qua cuộc sống của từng nhân vật trong 7 robot vĩ đại. Thế nhưng câu chuyện cả.m động nhất với tôi chắc chắn là của tha.nh tr.a Gesicht. Hành trình của anh ta tìm về ký ức mà mình muốn chôn vùi cũng như vượt qua sự đa.u đ.ớn, m.ất m.át, giậ.n d.ữ trong tâm mình chắc chắn là đã gây xúc động mạnh cho bất kỳ khán giả nào, nhất là sau khi xem đến cuối tập 6. Như tôi thì chỉ biết câm lặng khi xem đến đoạn đó.

Pluto được công chiếu vào khoảng thời gian mà công nghệ AI – trí tuệ nhân tạo đang có bước phát triển vượt bậc trở thành một trào lưu phổ biến rộng khắp. Những công cụ như ChatGPT tuy vô cùng ấn tượng với khả năng tạo ra văn bản từ mọi nguồn dữ liệu trên internet nhưng vẫn chỉ là 1 ‘AI hẹp’ (hay ‘AI yếu’). Tức là chỉ có thể thực hiện 1 số tác vụ nhất định và bị hạn chế trong nhiều tác vụ khác (ví dụ như khả năng giải toán của ChatGPT là thiếu chính xác hơn hẳn so với khả năng viết văn). Tất cả những nhà nghiên cứu AI đều đang hương đến AGI (AI rộng hay AI mạnh), được mệnh danh là ‘ch.én thá.nh’ trong lĩnh vực AI, siêu trí tuệ nhân tạo này sẽ có khả năng thực hiện đa dạng mọi loại tác vụ khác nhau chỉ với dữ liệu đầu vào và những sự hướng dẫn cơ bản, với hiệu suất bằng hoặc hơn cả con con người. Thời điểm mà AGI xuất hiện cũng là thời điểm mà xã hội loài người chúng ta buộc phải có những sự thay đổi về mọi mặt của đời sống. Liệu rằng chúng ta có thể xem một con AGI như là 1 con người? Liệu rằng việc x.óa đi chương trình, bộ nhớ của 1 AGI là tương đương với t.ội á.c gi.ết ngư.ời? … Thiết nghĩ rằng đến lúc đó thì luật pháp, quan niệm đạo đức, nền tảng triết học,… của con người đều phải đứng trước những sự biến chuyển lớn.

Bản thân tôi cảm thấy thích thú trước cách thức mà cả Astro Boy và Pluto thể hiện robot như là con của những người đã tạo ra chúng. Việc mà con người sợ trí tuệ nhân tạo sau này theo con đường t.ệ hạ.i cũng giống như các bậc phụ huynh lo lắng con cái mình sẽ trở thành những đúa trẻ ng.ỗ ngh.ịch, học được những th.ói h.ư tậ.t x.ấu mà thôi. Cho nên việc quan trọng là hãy trở thành những bậc phụ huynh có trách nhiệm và dạy đứa trẻ của mình điều hay lẽ phải, tránh tiếp xúc với những g.óc tố.i của xã hội. Tương tự như vậy, tôi cho rằng nên có những sự quy định cụ thể, rõ ràng về mặt dữ liệu đầu vào của những AI, những dữ liệu nào tốt và những dữ liệu nào xấ.u để hạn chế trí tuệ nhân tạo học tập theo. Sau cùng thì AI cũng như mọi phát minh, công cụ mà con người tạo ra trong lịch sử, việc trở thành có ích hay gây ra hậu quả đều hoàn toàn phụ thuộc vào cách thức mà ta kiểm soát và sử dụng chúng mà thôi.

Đã được 6 thập kỷ kể từ khi mà Osamu Tezuka và các animators của studio Mushi Production tạo ra bộ anime truyền hình dài tập đầu tiên – Astro Boy, ngành công nghiệp anime-manga đã trải qua 1 chặng đường dài, với vô vàn những trào lưu phong cách nghệ thuật khác nhau. Có thể nói anime đã hoàn toàn vượt qua cái bóng, bị ảnh hưởng bởi hoạt hình phương Tây (Disney) những năm 50s – 60s và trở thành 1 trào lưu nghệ thuật phổ biến rộng khắp toàn thế giới, thậm chí ngày nay còn ảnh hưởng ngược lại những nền công nghiệp hoạt hình khác hay cả phim ảnh nữa. Thì có 1 câu hỏi được đặt ra là liệu rằng manga – anime còn có giữ được những giá trị cốt lõi mà những nghệ sĩ tiên phong như Tezuka-san đã đặt ra? Tôi cho rằng thông điệp của Tezuka-san là đơn giản thôi: Hãy tạo ra những tác phẩm mà kể cả người lớn, trưởng thành cũng có thể thưởng thức được. Và Pluto chính là một minh chứng tuyệt vời cho việc bảo tồn và phát huy những ý tưởng phá cách, sâu sắc và phức tạp mà Tezuka-san đã truyền lại cho hậu thế mặc cho những sự thay đổi về mặt phong cách, nghệ thuật dẫn chuyện và hình ảnh.

Với 6 năm dài thực hiện dự án chuyển thể thành anime và còn lâu hơn thế nữa cho việc ấp ủ ý định, kêu gọi nguồn đầu tư, khi mà bản thân đã quá độ tuổi nghĩ hưu từ lâu, có thể nói tâm huyết của Producer Masao Maruyama đối với Pluto là vô cùng lớn, không thể đong đếm được. Bởi vì đã từng là 1 một trong những học trò của Tezuka-san tại Mushi pro mà Maruyama-san hiểu được trọng trách trở thành người tru.yền lử.a của mình và tầm quan trọng của tác phẩm này đối với bản thân ông. Còn đối với tôi, cũng có động lực để viết nên bài viết này nhằm mong muốn quý bạn đọc hãy cùng xem qua Pluto, hãy đừng để 1 tác phẩm chứa đựng nhiều vẻ đẹp, thông điệp cao cả này này chìm vào quên lãng nhé.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button