AnimePhân Tích & Cảm Nhận

Mushoku Tensei & Đôi Nét Thú Vị Về World Building (Xây Dựng Thế Giới) – Hệ Thống Sức Mạnh.

Trong thế giới của Mushoku tensei ta có 2 loại năng lực chính đó là ma thuật và kiếm thuật. Chia nhỏ hơn nữa thì trong ma thuật có 3 loại: ma thuật tấn công (sử dụng và kết hợp các nguyên tố như lửa, nước, đất và không khí), ma thuật điều trị (chữa lành) và ma thuật triệu hồi. Còn đối với kiếm thuật thì có 3 kiểu kiếm pháp: kiếm thần là trường phái chú trọng vào tấn công, ra đòn nhanh và mạnh; thủy thần chú trọng vào phòng thủ và phản đòn; còn trường phái bắc thần thì chủ yếu là sự đa dụng, sử dụng nhiều loại chiêu trò khác nhau để có thể sống sót trong 1 trận chiến.

Cả phép thuật và kiếm thuật đều phân bậc sức mạnh thành 7 cấp: sơ cấp, trung cấp, cao cấp, thánh cấp, vương cấp, đế cấp và cuối cùng là thần cấp. Và đứng đầu hệ thống sức mạnh đó là “Thất đại liệt cường”, bảy kẻ mạnh nhất thế giới.

Okay, đó là sơ lược về hệ thống sức mạnh trong Mushoku tensei. Nhìn chung ta thấy rằng power level và cả world building của tác phẩm không có gì quá là khác biệt so với những tác phẩm isekai, fantasy khác, nhưng mà không phải là không chứa đựng nhiều sự thú vị.

Vậy thì những sự hay ho trong world building đến từ đâu? Theo tôi thì mặc dù phân định ra rõ ràng sức mạnh theo 7 cấp và 7 người mạnh nhất thế giới thì những sự phân bậc đó thật ra không hề tuyệt đối. Ví dụ như pháp sư, làm thế nào để đạt được thánh cấp? Họ chỉ cần thực hiện được phép thuật nằm ở bậc thánh cấp, như Rudeus hoàn thành được “Cumulonimbus” thì được gọi là “Thủy thánh pháp sư”. Cũng giống như 1 bài kiểm tra hay kỳ thi vậy, nếu như vượt qua kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thì ta sẽ có được chứng chỉ chứng minh học sinh đã tốt nghiệp.

Còn những người đạt được thứ hạng cao (từ bậc thánh trở lên) thì sẽ có chức danh gắn liền với tên gọi của mình ví dụ như Kiếm vương Ghislaine, Bắc thánh Gallus Cleaner,… Cũng giống như những người có học vị cao trong xã hội chúng ta thì sẽ có chức danh thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư để đi cùng với tên vậy.

Lúc mà tôi còn đọc LNs, thường xuyên gặp nhiều người thắc mắc rằng tại sao Rudy biết những loại pháp thuật cấp cao như “Cumulonimbus” nói trên mà rất ít khi sử dụng, chỉ toàn 90% thời gian dùng những loại phép thuật đơn giản như đạn đá, fire ball và đầm lầy để giữ chân kẻ địch. Thì chúng ta phải biết rằng những loại phép thuật cấp cao thường diện rộng, tốn rất nhiều mana và thời gian thi triển, chỉ hữu dụng thực sự trong trường hợp có chiến tranh lớn, và chúng đóng vai trò như là 1 bài kiểm tra năng lực cho các pháp sư tài năng mà thôi.

Điều này làm tôi liên tưởng đến những bài kiểm tra mà các bạn học sinh than phiền là có rất ít ứng dụng vào đời sống thực tế, nhưng vì tập luyện giải quyết các vấn đề mà ta nâng cao kỹ năng của mình và chính cái kỹ năng đó mới là thứ hữu dụng nhất. Tương tự như vậy thì Rudeus thông qua việc học hỏi các phép thuật cấp cao mà sẽ rèn luyện kỹ năng phối hợp giữa các nguyên tố, vận dụng mana để cải tiến các phép thuật đơn giản trở nên uy lực không thua kém gì “Cumulonimbus” mà còn thuận tiện sử dụng vào nhiều tình huống khác nhau.

Ta thấy Roxy là vương cấp còn cao hơn của Rudy thế nhưng quá rõ ràng rằng ai mạnh hơn khi mà Rudy có khả năng thi triển phép vô âm, rồi còn mắt quỷ nữa, đơn giản vì những loại năng lực cộng thêm đó không nằm trong tiêu chuẩn để đánh giá, phân loại. Hay như Ruijerd có thể nói mạnh ngang Bắc đế nhưng mà anh ta không có danh hiệu gì bởi vì anh ta chẳng quan tâm để giành lấy nó.

Danh hiệu chỉ là 1 chứng chỉ để bạn có việc làm được trả lương cao hơn hoặc làm thầy dạy người khác. Tương tự thì với danh hiệu Thất đại liệt cường, ta đã thấy Hitogami nhấn mạnh việc Orsted là kẻ mạnh nhất. Vậy thì tại sao ông ta chỉ đứng hạng hai? Có thể Kỹ thần kiểu như: “Ta là người lập list nên ta có quyền đứng hạng nhất, ha ha”. Nếu Long thần muốn được đứng đầu thì ông ta có thể giao chiến với Kỹ thần và đánh bại gã để chiếm lấy ngôi vị đó, nhưng căn bản là ông ta chả hề quan tâm đến chuyện đó.

Tóm lại thì hệ thống sức mạnh trong Mushoku tensei là hoàn toàn mang tính tương đối, không hề sử dụng “game mechanics” với những con số (như level, hp, mp…) 1 cách cụ thể mà giống với 1 thế giới thực hơn. Điều này càng làm rõ khẳng định của tôi về việc tác giả xây dựng 1 thế giới “song song” với thực tại, tạo điều kiện cho nhân vật chính được làm lại từ đầu, nhưng không hề trốn chạy đến thế giới game mà phải đối diện với quá khứ và phản chiếu những lỗi lầm của mình.

Việc tạo nên 1 thế giới chân thực, phức tạp và có sức sống tôi nghĩ là những tiêu chí để có thể đánh giá world-building tốt, và Mushoku Tensei đã thỏa mãn những điều đó.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button