Industry

Một số bạn có kiến thức sai lệch về chuyện chỉ bán đĩa nhiều thì studio mới có doanh thu nhiều.

Bán đĩa chỉ là một hình thức kiếm lợi nhuận. Hình thức ở đây là các ấn phẩm, hàng hóa, đồ chơi, đĩa, tiền bản quyền (qua các dịch vụ streaming), manga, LN ăn theo và vv … Và hiện tại thì tổng doanh thu tiền đĩa chỉ chiếm 2% doanh thu của CẢ NGÀNH CN. Trên thực tế dù một tác phẩm có bán được nhiều đĩa thì cũng chưa chắc studio sinh lời.

Lợi nhuận tiền đĩa sẽ được chia chác cho ủy ban sản xuất, cũng như số tiền thu về từ những hình thức khác. Studio – nếu không có tên trong hội đồng sản xuất – sẽ không được chia chác nguồn lợi nhuận từ bất kì hình thức nào, hoặc nếu có cũng chả đáng là bao. Lấy vd như J.C Staff đi làm thuê cho Kadokawa từ xưa đến nay vẫn không đi lên nổi, dù họ có số ít tác phẩm hoàn toàn bức phá về số lượng đĩa bán ra (vd như series Railgun).

Vấn đề cốt lõi, studio muốn sinh lời, thì họ sẽ phải làm chủ một IP thành công (lí do vì sao original ăn khách là studio đi lên rất nhanh – vd như KyoAni), hoặc “đấu tranh” cũng như thảo luận về vị thế để có chỗ ngồi trong hội đồng sản xuất (vd như Ufotable). Và lí do vì sao chúng ta mới có một phen lên tòa rùm beng để tranh giành bản quyền của Evangelion giữa studio Gainax và đạo diễn Anno.

Và khi đã có chân trong hội đồng sản xuất, thì họ sẽ được chia nguồn lợi nhuận từ bất kì hình thức nào được bán ra (royalty – tiền bản quyền), có thể là tiền từ đĩa bán, tiền đồ chơi, ấn phẩm, tiền bản quyền streaming và vv … Tiền đĩa chỉ là một phần trong những hình thức mà một IP có thể kiếm chác được (2% trong năm 2021, và giảm dần đều qua từng năm). Lí do vì sao nhìn vào số đĩa để đánh giá mức độ thành công về mặt tài chính của một IP là việc RẤT SAI LẦM trong tình cảnh hiện nay (điều này đúng trong giai đoạn anime hướng nội với suy thoái kinh tế toàn cầu, là vào 2008-2010, cũng như thời gian trước đó khi kỷ nguyên internet chưa bùng nổ).

Bàn sâu hơn về hình thức bản quyền streaming.

Tiền bản quyền sẽ được “mua trước” với một số tiền “đảm bảo tối thiểu” nhất định (minimum guarantee), bất kể tác phẩm có thành công hay flop. Và sau đó thì sẽ chi trả thêm chi phí bản quyền (royalty-based) dựa vào số views và mức độ đón nhận tùy theo nền tảng công chiếu, cũng như là thỏa thuận giữa hai bên. Với Netflix thì thường họ sẽ chi trả một lần chi phí bản quyền có thời hạn với số tiền cực hậu hĩnh, và hết thời hạn này thì hợp đồng sẽ phải được làm mới lại, nếu không thì tác phẩm sẽ được gỡ bỏ khỏi nền tảng. Với những nền tảng lớn khác như Crunchyroll, thì ủy ban/NSX sẽ được hưởng thêm % dựa vào số lượt và thời gian xem của một tài khoản đăng ký premium (điều này đã được ex-CEO của Crunchy xác nhận), và hình thức royalty-based kèm minimum guarantee cũng là hình thức trả tiền bản quyền streaming phổ biến hiện nay với những tác phẩm mới (một insider làm ở Bắt Mỹ đã xác nhận thông tin với mình). Những tác phẩm cũ hơn thì sẽ được chi trả một khoảng X nhất định trong thời gian Y do không nhiều giá trị streaming, những đơn vị nắm bản quyền chủ yếu sẽ bán “cả rổ” những tác phẩm cũ (lấy vd muốn mua X thì phải kèm theo Y Z) và tất nhiên chi phí cũng rẻ hơn một bộ mới ra mắt gần đây.

Lấy vd, theo báo cáo tài chính thì Great Pretender là bộ mang về lợi nhuận nhiều nhất cho I.G Port (cty mẹ của WIT/Production I.G) trong năm 2021, theo sau là bộ B:The Beginning. Và 2 bộ này là độc quyền công chiếu trên Netflix (merchs gần như chẳng có, và disc thì mãi sau này mới được phát hành, nhưng sales cũng chả bao nhiêu). Không phải không có lí do khi WIT vẫn tiếp tục bắt tay với Netflix để thực hiện nhiều tác phẩm trên nền tảng này như Bubble, Vampire in the Garden … Hay như Crunchyroll sau từng ấy năm vẫn là đích nhắm đến của phần lớn NXB/Ủy ban tại Nhật muốn lấn sang thị trường streaming, vì đơn giản là deal quá tốt và nghiễm nhiên là sinh lời. Ở đây bạn cần phân biệt rõ nguồn lợi nhuận chảy về ủy ban sản xuất, nếu studio là một phần trong nhóm này thì nghiễm nhiên sẽ được hưởng sái tiền hoa hồng.

Doanh thu từ đĩa chỉ chiếm số lượng rất nhỏ

Source từ AJA (thống kê năm 2022 của hiệp hội hoạt hình Nhật Bản). Ảnh ở trên phản ánh cái nhìn tổng thể của ngành CN khi số lượng đĩa tiêu thụ chỉ chiếm 2% về nguồn lợi nhuận của cả ngành. Ảnh bên dưới phản ánh cái nhìn giới hạn về tổng nguồn doanh thu của các anime studio – đĩa tiêu thụ chỉ chiếm 1.7% nguồn lợi nhuận họ thu về so với những hình thức khác. Đặc biệt khi nói đến thị trường nội địa của studio, thì hãy nhìn khoảng thu từ overseas (82.7 tỉ yên – bản quyền ngoại địa) và Internet distribution (24.9 tỉ yên, có thể hiểu là lợi nhuận internet nội địa) so với video (5.0 tỉ yên – lợi nhuận đĩa nội địa), bạn sẽ thấy sự khác biệt là một trời một vực. Tất nhiên, đĩa bán cũng là một hình thức khai thác nguồn lợi nhuận, nhưng theo số liệu khá rõ ràng thì hình thức đĩa bán đã không còn giữ tầm quan trọng độc tôn như đầu thập niên 2000.

alonelycomet

Một fan cuồng của Kyoto Animation và Makoto Shinkai.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button