AnimePhân Tích & Cảm Nhận

Look back – Lời tri ân chân thành của Fujimoto-sensei gửi đến người hâm mộ

‘Những bộ phim mà bạn tạo ra sẽ thể hiện con người của bạn, bất kể rằng bạn có cố gắng giấu giếm đi chăng nữa’. Tôi có thể đã cảm nhận được rõ ràng câu nói trên của bác Hayao Miyazaki khi đến rạp và trải nghiệm tác phẩm ‘Look back’, một tác phẩm tuyệt đẹp và đầy cảm động, về chính con đường sự nghiệp, sáng tạo nghệ thuật của tác giả Tatsuki Fujimoto.

Ngay từ những phân cảnh đầu tiên trong bộ phim ngắn này, cùng với việc lựa chọn cái tên của 2 nhân vật chính, ta thấy đã toát lên cái chất riêng của Fujimoto-sensei khá là rõ nét rồi.

Hai cô bé ‘FUJIno’ và ‘kyoMOTO’ tôi nghĩ rằng là biểu trưng cho 2 mặt tính cách đối lập của tác giả. Đối với ‘Fujino’ thì đó là vẻ ngoài háo thắng, tin thần cầu tiến, mong muốn cải thiện bản thân. Trong một cuộc phỏng vấn với mangaka Samura Hiroaki – tác giả của ‘Blade of the Immortal’, Fujimoto-sensei đã chia sẻ rằng khi mình học tại 1 trường nghệ thuật, chuyên ngành tranh sơn dầu, thì cảm thấy có một số người vẽ giỏi hơn mình, cho nên anh ta đã quyết tâm để trong vòng 4 năm, bằng mọi giá phải cố gắng để thắng được bọn họ. Còn với ‘Kyomoto’ thì có thể là phản ánh nội tâm sâu bên trong của tác giả, chứng lo sợ xã hội của anh ta.

Hơn thế nữa thì phân cảnh đầu tiên của tác phẩm về những khung tranh đơn giản của Fujino được làm cho chuyển động cũng thể hiện được phong cách viết truyện quá đỗi quen thuộc của Fujimoto-sensei đối với những độc giả đã đọc qua Chainsaw man hay là bất cứ manga nào của anh ta: ‘Một cặp đôi đang chạy xe trên đường thì bất ngờ bị ta,i n,ạn gia,o th,ông, trước khi lì,a khỏi c,õi đ,ời thì 2 người hẹn ước rằng sau khi chu,yển kiế,p thì sẽ gặp lại nhau và kết lại mối duyên. Sau đó họ được tái sinh nhưng mà bất ngờ là có 1 thiên thạch cực lớn đ,âm và,o Nhật Bản và làm cho Trái Đất t,uyệt chủn,g. Hết truyện’. Tôi khi xem đến đoạn đó liền phải bật cười, yeah điều này thực sự đúng là 1 ‘Fujimoto’, lão này rất thích mấy cái kết bi kịch và khác thường nhỉ?!

Trong đoạn đầu này, có 1 phân cảnh mà tôi rất thích, có thể nói là một trong những chi tiết mang ý nghĩa sâu sắc nhất bộ phim đó là khi Fujino đến nhà đưa bằng tốt nghiệp cấp 2 cho Kyomoto, cô bé gọi mãi mà Kyomoto không trả lời, thế nên em đã vẽ một trang truyện để châm biếm sự nhút nhát của Kyomoto. Rõ ràng là Fujino hoàn toàn có thể dùng lời nói của mình rằng: ‘Kyomoto ơi, cậu cứ ở lì trong phòng mình mà không ra ngoài là sẽ chế,t k,hô luôn ấy nhé!’. Câu nói trên hoàn toàn có ý nghĩa tương đương, thế nhưng, trang truyện của Fujino đối với Kyomoto lại mang một tầm quan trọng đặc biệt hơn thế nhiều, bởi vì nhờ vào những nét vẽ đó mà cô biết được chính xác người ở phía bên kia cánh cửa là ai. Tôi nghĩ rằng chi tiết trên đã thể hiện rõ giá trị, sức mạnh của nghệ thuật sử dụng hình ảnh, không những như là một phương thức truyền tải thông điệp của tác giả gửi đến độc giả mà còn giúp bộc lộ cảm xúc, bộc lộ quan điểm sống của người sáng tạo nghệ thuật, đóng vai trò như là một cầu nối để lan tỏa nguồn cảm hứng cũng như để chia sẻ những tình cảm dành cho loại hình nghệ thuật mà chúng ta vẫn luôn yêu mến.

Và thế rồi xuyên suốt bộ phim, nhờ vào tinh thần cầu tiến của Fujino và sự hâm mộ của cô bé Kyomoto dành cho người bạn có cùng sở thích với mình mà giữa 2 người, sợi dây liên kết đã hình thành, trở thành nguồn động lực để họ cùng nhau miệt mài, chăm chỉ tiến lên trên con đường trở thành một mangaka. Tôi cho rằng những chi tiết trên thể hiện rằng sensei nhờ vào cả cái tôi và tình yêu của mình dành cho hội họa, cùng với sự khen ngợi động viên của những người bạn chân thành để mà thoát khỏi vỏ bọc của mình và tự do thể hiện tâm tư, tình cảm của bản thân thông qua từng khung tranh. Thế nhưng, có thuận lợi thì cũng phải có khó khăn trắc trở, đó là những cái nhìn ti,êu cự,c của bạn bè xung quanh dành cho Fujino khi mà thấy rằng cô đã quá nghiêm túc với việc vẽ vời manga, một thứ được cho chỉ là ‘sở thích của con nít’, hay là sự lo lắng của gia đình về tương lai của cô bé, liệu rằng con đường mà em đã chọn sẽ đem lại một cuộc sống tốt hay không. Những chi tiết trên ta thấy rằng là rất chân thực, sát sao với thực tế mà bất cứ tác giả nào đã quyết tâm dấn thân mình vào đều sẽ phải trải qua mà thôi.

Tuy vậy thì không để tất cả những lời t,hị p,hi làm chùn bước của mình, Fujino và Kyomoto đã tiếp tục hỗ trợ lẫn nhau để sáng tác ra một bài dự thi cuộc thi tìm kiếm tài năng trẻ cho giới manga, và họ đã dành được giải thưởng lớn, có luôn cơ hội tuyệt vời để xuất bản tác phẩm truyện tranh dài kỳ. Những tưởng nhờ vào sự thành công bất ngờ từ sớm mà tình cảm giữa hai em ngày càng bên chặt thì đáng tiếc thay, Kyomoto vì muốn học vẽ tại trường Đại học và để sau này trở thành họa sĩ mà đã phải rẽ sang một lối riêng với Fujino. Sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa 2 cô bé tôi cho rằng là để phản ánh những đấu tranh, xung đột nội tâm của Fujimoto-sensei, kể từ khi bắt đầu sự nghiệp sáng tác truyện dài kỳ của mình.

Thông qua khá là nhiều những video phóng sự tài liệu cũng như phỏng vấn những manga nổi tiếng thì ta cũng thấy được cái nghề này nó vất vả đến thế nào rồi. Khi mà hằng ngày họ đều phải lên bàn vẽ từ sáng đến tối, làm việc liên tục, chống chọi với nạn ‘dea,dline’, đến mức có thể làm cho cơ thể tin thần ki,ệt qu,ệ. Đặc biệt là những tựa manga nổi tiếng được đăng trên tạp chí phổ biến nhất trong giới đó là shounen jump thì lại càng kh,ắc ngh,iệt hơn thế nữa, bởi vì nếu như tác phẩm mất đi sức hấp dẫn với độc giả, doanh thu bị tụt hậu là sẽ liền có nguy cơ bị ‘tr,ảm’, làm bao công sức của tác giả xây dựng nên câu truyện đó phải đổ sông đổ bể hết. Cho nên là phải nói rằng, nghề mangaka thực sự là một công việc chứa đựng rất nhiều áp lực và công sức cả về thể chất và tinh thần. Có thể rằng Kyomoto tượng trưng cho sự hoài nghi của Fujimoto-sensei liệu rằng con đường mình đã chọn có là đúng, liệu rằng mình tiếp tục sự nghiệp vẽ tranh sơn dầu sau khi học Đại học sẽ là dễ dàng, thoải mái, tự do tự tại, không phải chịu áp lực về thời gian, những hạn dea,dline chồng chất nữa hay không?

Hơn thế nữa, chi tiết gâ,y s,ốc sau đó khi mà Kyomoto bị một gã đ,iên r,ồ sát hại, đối với tôi cũng là sự thể hiện 1 góc khuất đáng chú ý mà những người trong ngành phải đối mặt và khiến họ lo sợ. Nhiều bạn đã chỉ ra rằng chi tiết này là được dẫn ra từ thả,m kịc,h t,ồi t,ệ nhất trong lịch sử của ngành công nghiệp anime: vụ ph,,óng hỏ,a studio Kyoani đã diễn ra vào năm 2019 (hơn 5 năm trước), thế nhưng, tôi cho rằng đây cũng là nguy cơ mà Fujimoto-sensei cũng sẽ phải lo ngại cho chính bản thân mình. Là một trong những nhân vật nổi tiếng, được biết đến rộng rãi nhất hiện nay trong giới mangaka, với những tác phẩm của mình như Chainsaw man đã làm thu hút lượng fan đông đảo hàng triệu người trên khắp thế giới thì dẫu cho rất rất ít trong số đó là những kẻ có ý đồ x,ấu x,a, độ,c á,c đi chăng nữa, chúng ta cũng không thể biết được một vài kẻ như thế có thể làm được những gì, và việc những mối nguy hại như vậy được nhìn nhận một cách nghiêm túc hay thậm chí xem trọng, tôi cho rằng cũng không phải là thứ gì xa vời cả.

Do đó thì, cái nghề mangaka không những đầy áp lực, vất vả mà còn có thể trở nên ngu,y hi,ểm nữa, thế thì tại sao con người ấy lại tiếp tục vẽ? Tựa đề ‘Look back’ thông qua tác phẩm mà bộc lộ nên 2 ý nghĩa riêng biệt, đầu tiên thì đó là 1 sự nhìn lại, về con đường sự nghiệp, thứ gì đã giúp tác giả bén duyên với cái nghiệp vẽ này, còn ý nghĩa thứ 2 chính là ‘nhìn đằng phía sau lưng’. Những ai đã là nguồn động lực, tiếp sức, thúc đẩy anh ta tiếp tục con đường sự nghiệp trên?

Đó chính là tôi và bạn, những độc giả đã luôn háo hức chờ đợi từng chapter mới, người đã trao tặng những lời khen ngợi có cánh tới tài năng dẫn chuyện và bộc lộ cảm xúc qua hình ảnh mà tác giả đã thể hiện thông qua những tựa đề đặc sắc, đáng nhớ của mình, hay đơn giản là những lời cảm ơn, gửi gấm niềm tin rằng Fujimoto-sensei sẽ tiếp tục ‘nấu’ nên những ‘’plot twist’ đi,ên r,ồ mà ít ai ngờ đến…

Tất cả những điều trên đã tạo nên một thông điệp tràn đầy lòng trắc ẩn ngọt ngào gửi đến chính chúng ta, những khán giả rằng, người nghệ sĩ ai ai cũng luôn mong muốn rằng mình được yêu mến cả.

Look back đối với tôi như là một ‘complete package’, một tác phẩm có thời lượng ngắn thôi, nhưng mà đã truyền tải một cách hoàn toàn trọn vẹn, từ nội dung, nhân vật, cho đến animation, âm nhạc trong xuyên suốt chưa đến 1 tiếng đồng đó, đến mức chẳng có 1 điểm gì để mà bản thân có thể chê được cả. Hơn thế nữa thì cách diễn đạt của bộ phim phải nói là chứa đựng rất nhiều cảm xúc trong từng khung cảnh, trong cách mà những nhân vật thể hiện biểu cảm trên khuôn mặt của mình, hay đến sự chuyển động từng bộ phận cơ thể của họ. Nhiều người bảo họ khi xem phim ở rạp thì phải bật khóc ở đoạn cuối. Tôi thì chẳng cần phải đến đoạn cuối đâu mà chỉ ở khoản giữa thôi bộ phim là đã có thể cảm giác những dòng cảm xúc mạnh mẽ đó trên đôi gò má của mình rồi.

Cũng là một người tạo ra nội dung là những bài viết như thế này, tôi nghĩ rằng mình có thể hiểu được 1 phần nào đó những tâm tư tình cảm được gửi gắm thông qua ‘Look back’. Bởi vì bản thân tôi cũng từng hay tự hỏi rằng mình tiếp tục viết vì điều gì, sở thích này nhìn chung chẳng đem đến lợi lộc gì cho tôi, mà nếu muốn thu hút nhiều lượt li,ke tươ,ng t,ác nhiều hơn thì đáng lẽ chỉ cần đăng mấy cái meme đơn giản lên mạng xã hội, không cần thiết phải ngồi nhiều giờ đánh một post dài dòng văn vẻ làm chi. Thế nhưng mà, mỗi khi được xem một tuyệt tác như ‘Look back’, thì bên trong tôi lại được bùng lên một ha,m mu,ốn rằng phải tìm hiểu phân tích tác phẩm một cách cặn kẽ sao cho thật xứng đáng. Bởi vì chỉ là những hình vẽ thôi nhưng mà vẫn có thể khiến tôi cảm thấy xúc động, hồi hộp, vui sướng, phấn khích,… chẳng phải là một điều vô cùng tuyệt vời phải không nào? Cho nên tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Fujimoto-sensei rằng: ‘Cảm ơn anh vì đã tiếp tục vẽ nhé!’.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button