Kyoto Animation – Một Đời Liêm Khiết.

Trong tất cả các studio tên tuổi hiện nay, từ những cây đại thụ (Madhouse, I.G, Bones, Shaft, Toei, Ghibli …) cho đến những studio “mới thành danh” (Mappa, Science Saru, Trigger …) đều ko ít thì nhiều đã từng có những scandal ko được “đẹp mắt lắm” dính dáng đến việc đối đãi nhân sự cũng như điều kiện việc làm, chỉ duy nhất một studio sau hàng chục năm vẫn giữ được lý lịch trong sạch, với lịch sử qua từng giai đoạn phát triển ko một tì vết!
Chắc hẳn bạn cũng đoán ra được studio mình đang nói đến phải ko? Đấy là Kyoto Animation.
Bạn không thể tìm ra một lời nhận xét nào làm xấu đi hình ảnh của KyoAni, đặc biệt khi nói đến lời nói từ các cựu nhân sự, dù đã rời đi lâu thì tất cả đều chỉ có những lời khen ngợi tốt đẹp nhất dành cho studio.
Fun fact: nếu ai đó là ex-staff từ KyoAni thì họ luôn là những cái tên sáng giá được săn đón và trọng dụng trên thị trường, vd đã có khá nhiều ex-staff ở KyoAni lựa chọn lối đi riêng và nhanh chóng gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp ở những vị trí chủ chốt tại các studio khác nhau.
Vd như Naoya Nakamura với điệu nhảy Chika đã làm mưa làm gió trong cộng đồng người hâm mộ, Noriko Takao đảm nhận chỉ đạo cho tác phẩm flagship của A-1 là Idol Master Cinderella ở thập kỷ trước, Akiko Takase với vai trò CAD kiêm design qua tác phẩm đình đám Frieren vừa rồi, hay như bộ đôi thầy trò Yamada & Fujita cũng đã hợp tác thực hiện tác phẩm sắp ra mắt Kimi no Iro tại Science Saru và vv ….
Bên cạnh đó, với mô hình “đóng kín” tự cung tự cấp, KyoAni là số ít các studio (đến Ufotable cũng phải noi gương học theo) đã thật sự tự làm chủ được thời gian sản xuất, KyoAni có thể kéo dài dự án cho đến khi tác phẩm đạt được chất lượng tốt nhất mới thông báo thời gian trình chiếu. Thậm chí, họ đã hoàn thành rất nhiều tác phẩm trước cả lịch trình phát sóng đến tận nửa năm! (vốn là điều khó tưởng tượng nổi trong tình hình sản xuất chạy nước rút hiện nay)
Và họ là studio duy nhất hiện nay – dù trải qua thảm kịch – vẫn giữ vững mô hình “inhouse” (nhà làm) với 99% công đoạn tự tay sản xuất, điều ko studio nào trong thời điểm này tái lập được. 1% còn lại thường được outsource cho studio Blue – một studio Nam Hàn nhưng vẫn do KyoAni quản lý. Trên thực tế thì trong những năm gần đây, studio Blue chỉ giúp đỡ một phần nhỏ mảng background art mà thôi, tuy nhiên hiện nay KyoAni cũng đã phát triển bộ phận “chuyên trị” background art của riêng họ để ngày càng tiến đến con số … 99.9% “tròn trĩnh”.
Chính sự tận tâm, đoàn kết, cống hiến hết mình với nghệ thuật hoạt hoạ ở các staff, xen lẫn lối đi riêng phản ánh đậm bản sắc văn hoá “công sở gia đình” đã làm mình say mê studio từ khi biết đến anime (họ rất chú trọng đến sức khoẻ nhân sự nhà, còn thuê hẳn bác sĩ tư để tư vấn và giám sát tình trạng của staff). Trong một ngành công nghiệp khắc nghiệt như vũng bùn lầy, KyoAni như một đoá hoa sen hiếm hoi không bị vấy bẩn, ngoi lên hướng đến ánh mặt trời, luôn ngay thẳng và chính trực với phương châm “trồng người” từ những ngày đầu thành lập. KyoAni đã, đang và sẽ mãi mãi, là anime studio mình yêu thích nhất.