AnimeNhững Vấn Đề Khác

Kimetsu no Yaiba có bị Ufotable kéo dài lê thê?

Đây là chủ đề thú vị trong group bọn mình được một vài bạn đề cập đến (link của group sẽ để ở phần cmt). Trên thực tế, chuyện “câu giờ”, kéo dài nội dung là chuyện rất thường xảy ra với bất kì một tác phẩm shounen dài tập nào, lấy vd như Boku no Hero Academia của studio Bones, thậm chí để đảm bảo tính ổn định trong số lượng và khối lượng công việc, họ còn tối giản hóa các layout (lược bỏ bớt chi tiết) để thuận tiện hơn trong việc douga (gia công). Đơn giản vì ít chi tiết hơn thì cần ít thời gian gia công hơn để cho kịp tiến độ.

Có nhiều lí do để bộ phận sản xuất phải “kéo dài” nội dung, lấy vd như source manga vẫn còn đang tiếp diễn, chuyển thể nội dung theo tỉ lệ 1:1 sẽ làm cho anime theo kịp manga, và tất nhiên lúc theo kịp rồi thì chẳng còn gì để chuyển thể nữa. Đây là chuyện chẳng NXB nào muốn.

Về trường hợp của Kimetsu no Yaiba ( là tác phẩm đã kết thúc rồi) thì lí do phức tạp hơn. Lợi nhuận không phải là lí do duy nhất, mà sâu xa hơn, là cách thức Ufotable lựa chọn hình thức chuyển thể. S1 đã tạo được làn sóng trên thị trường, từ đó, để nâng cao chất lượng (cũng như là để vắt thêm sữa trong thời gian dài), thì Ufo quyết định những season tiếp theo sẽ được làm “ngắn” lại (từ movie cho đến 1 cour so với 2 cour trước đó của S1). Chuyện một studio dành cả năm trời để thực hiện một cour cho tác phẩm shounen bất kì là chuyện cực kì hiếm, chứng tỏ sự tôn trọng của ủy ban sản xuất dành cho Ufo (studio cũng có chiếc ghế ở ủy ban này).

Việc làm ngắn những season này cho phép Ufotable có thể tập trung sức lực của họ vào những tập quan trọng của mỗi arc. Và điều phải đánh đổi, thì tất nhiên là mảng nội dung. Đâu thể nào nhét 2 arc chính vào một cour anime nếu xét đến trường hợp của KnY? Như thế thì số tập “quan trọng” sẽ nhiều hơn gấp đôi, cũng như tăng thêm gánh nặng cho bộ phận sản xuất.

Ufotable sau bao năm đã hội ngộ được kỹ nghệ “phân bổ nguồn lực” của họ để vặn tẹt ga ở những tập quan trọng, hay những khoảnh khắc cần phải làm cho ấn tượng.

Khi nói về S1 của KnY, không ai có thể quên những khoảnh khắc ở tập 19 với điệu múa Kagura truyền thống và pha sử dụng Viên Vũ để cắt tơ của Tanjiro. Hay ở S2 thì đấy là những pha sakuga tóe lửa ở tập 6, 10 và 11. Trong movie thì tất nhiên là trận chiến cuối cùng của Rengoku và Akaza. Và hẳn nói đến đây bạn đã nhận ra được một điểm chung.

Yếu tố cốt lõi, và là “luật bất thành văn”, thay vì họ duy trì sự ổn định để chất lượng hành động có sự đồng đều nhau trong mọi cảnh từ đầu đến cuối với chất lượng “đẹp mắt”, thì chi bằng tập trung dốc hết mọi sức lực ở những tập và đoạn cảnh quan trọng nhất để thăng hoa, đẩy giới hạn hoạt họa lên tầm cao mới, tạo dấu ấn đến khán giả thì sẽ khiến tác phẩm được ghi nhớ nhiều hơn. Nó giống như câu “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối, Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm” vậy. Và đây cũng là nền tảng xây dựng nên thuật ngữ “sakuga”, là để tôn vinh cũng như nhấn mạnh những phút giây “huy hoàng” ấy. Sản xuất tvs (truyền hình) khác với movie, một bên là marathon, một bên là nước rút. Đâu thể bung hết sức cho cả quãng đường dài được? Mà phải toan tính với có chiến lược nhất định. Để đạt được kì tích, đạt được phép màu nhiệm màn ảnh như tập 10 của S2 (trên thực tế thì mức độ sakuga của tập này đã vượt khá xa tiêu chuẩn của một tập truyền hình), thì việc giãn nội dung để nhấn mạnh những tập/khoảnh khắc quan trọng là điều cần thiết. Không cần tin mình, mà hãy tin ở Ufotable vì họ biết họ đang làm gì!

Suy cho cùng, Ufotable vẫn là một studio trên con đường hướng đến mô hình tự lực sản xuất toàn phần trăm. Những tập vừa rồi có rất nhiều các gương mặt trẻ và mới của đội ngũ “inhouse” tham gia (cây nhà lá vườn) từ phía Ufo. Những tập “kéo dài” thường là những tập mức độ ưu tiên thấp, cũng như làm sân chơi giúp đội ngũ nhà trồng trau dồi thêm kinh nghiệm. Còn đấy là đội ngũ lão luyện hạng nhất, dày dạn trận mạc với những cái tên lẫy lừng như Toshiyuki Shirai và Nozomu Abe vẫn chưa xuất chinh.

Chúng ta chỉ đang ở màn dạo đầu mà thôi, chỉ mới nếm đc chút ít món khai vị. Món chính Ufo còn chưa nấu xong. Let them cook! Đừng hối đầu bếp. Bụng càng đói thì khi ăn món ngon sẽ càng đậm vị hơn.

Chốt lại, việc Ufo kéo dài tình tiết để vừa vặn 1 arc vào 1 cour (thay vì 2 arc nhét vào một cour) là điều cần thiết để mang lại những tập nhấn mạnh cho từng arc với chất lượng vượt xa mức tiêu chuẩn của một tập truyền hình thông thường.

alonelycomet

Một fan cuồng của Kyoto Animation và Makoto Shinkai.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button