INDUSTRY ANALYSIS – MAPPA Có Thật Sự Tồi Tệ Như Bạn Nghĩ?
Mappa this, Mappa that (again) . Đây có lẽ là bài cuối cùng của mình về Mappa để một lần giải đáp hết những khuất mắc (và scandal) về Mappa trong thời gian gần đây.
Chỉ vài ngày trước, CEO Manabu Otsuka đã có buổi trả lời phỏng vấn với trang natalie và một lần nữa những phát ngôn của Otsuka được lấy làm tâm điểm để bàn luận. Mình sẽ lôi những ý chính trong bài để nhận xét từng phần. Do bài dài nên mình lười dịch, bạn chịu khó sử dụng phần mềm chuyển ngữ.
Mình chia 2 phần cho bạn dễ nắm bắt: vấn đề chung không chỉ mỗi Mappa gặp phải, và vấn đề riêng của họ.
1/ Vấn đề chung:
quote____
“This is not within the small framework of the animation industry, but as a company. When we thought about what we needed to do to achieve this, the first thing we needed to do was to increase productivity. It is difficult to catch up with the quality of Kyoto Animation and ufotable in a short period of time, and it is too late for MAPPA as a backward-looking company to try and reach that level over 20 or 30 years. So we had to take a different approach to the studios that were ahead of us. So we thought about how we could produce a lot and gain experience while maintaining a high level of quality, and at the same time brand the studio and join the race with the top studios in the shortest possible time.”
__________
Những studio mới thành lập trong 10-20 năm trở lại đây chắc chắn KHÔNG BAO GIỜ có thể đuổi kịp chất lượng của Kyoto Animation. Mình đã viết 1 bài phân tích kỹ về mô hình của KyoAni và lí do tại sao để đạt được ngưỡng hoạt động của họ với thời gian ngắn là chuyện không thể, đọc tại đây: https://www.facebook.com/alonelycomet/posts/pfbid06juF56NyVgy6PwWceHf6bfLjRSbe7n3maBYBDCCNmoyKg4HpfwZGvNK6QrCP4yoxl
Ngay cả bản thân Otsuka cũng thừa biết, thậm chí trong 20-30 năm thì Mappa cũng không thể tái lập được sự thành công của KyoAni nếu bê y xì cách làm của họ. Vậy nên Otsuka sẽ phải đổi phương hướng tiếp cận, chọn lối đi riêng: sản xuất thật nhiều để tích luỹ kinh nghiệm, từ đó chạy đua với các studio top đầu trong thời gian ngắn nhất có thể.
Tất nhiên, cách làm của Otsuka cũng phát sinh rất nhiều vấn đề, là làm nhiều trong thời gian ngắn thì chẳng cần phải có bằng cấp cao để biết lịch làm việc eo hẹp, rối tung và ngộp ngạt, bắt staff chạy nước rút đến mức nào.
Nhưng chuyện project dồn dập, chạy deadline đủ thứ là vấn đề chung của toàn thể ngành công nghiệp hiện nay, Mappa không phải ngoại lệ. Lấy vd, trong năm 2023 thì Mappa đã sản xuất 6 bộ anime truyền hình. Nhưng bạn có biết? J.C Staff thực hiện đến 7 bộ, với số lượng nhân sự thậm chí còn ít hơn Mappa.
Hoặc so sánh với studio Bones, trong năm 2021 họ sản xuất đến 6 anime truyền hình, nếu tính luôn dự án movie thì con số được đẩy lên đến 8. Studio Bones có đến 5 phân khu nhỏ khác nhau (A B C D E) với số lượng nhân sự cập nhật vào năm 2021 chỉ vỏn vẹn có 80 người (so với con số 360 của Mappa vào năm 2023).
Tại sao mình phải so sánh như vậy? Là để bạn thấy, nếu so đầu người tính riêng của studio / dự án thì Mappa chỉ ở mức trung bình (tất nhiên mỗi dự án có quy mô khác nhau, số lượng freelancers và contractors cũng dao biến khác nhau, nhưng đây là chuyện khác không bàn đến).
Một studio tầm vóc trung – lớn thường sẽ chia ra nhiều team / phân khu thực hiện song song các dự án khác nhau. Kyoto Animation trên thực tế cũng có 2 production line (dây chuyền sản xuất) chủ lực để sản xuất trước thảm kịch hoả hoạn xảy ra (thảm kịch này làm họ thụt lùi đến tận 5-10 năm). Nếu bỏ qua KyoAni/Ufotable, thì ta thấy số lượng anime Mappa tung ra trên bình quân đầu người cũng chỉ ở mức trung bình nếu so với các studio khác trong ngành.
Bên cạnh đó, những scandal về đối đãi nhân sự xuất hiện nhan nhản từ 4C, Science Saru cho đến A-1/Clover … Thậm chí CEO George Wada (của WIT/I.G) còn đã nói tự hào rằng “thực phẩm năng lượng” là món ăn chính của nhân viên của họ, và Naganuma còn so sánh những gì ông nhìn thấy ở WIT là “bãi ch.iến tr.ường ko thua kém gì AoT”. Trích trong một bài phỏng vấn với Wada và Naganuma:
quote____
What’s been your experience at Studio Wit so far, Naganuma? >Naganuma: It’s a battlefield. Basically what you see on screen in Attack on Titan is what I see at Studio Wit. One comrade falls after another.
>Wada: The default lunch of Studio Wit members is energy bars.
>Naganuma: And they all magically revive after eating one and then go back to work. That’s kinda the work environment so far.
__________
Văn hoá “làm quá giờ, vắt kiệt sức lao động” không phải là vấn đề riêng của Mappa mà là vấn đề chung của toàn thể ngành công nghiệp anime, của cả nước Nhật và xã hội. Việc công kích mỗi Mappa chỉ biến họ thành con cừu bị tế (và làm bạn thoả mãn hơn) chứ ko giải quyết được gốc rễ của vấn đề.
Nhiều bạn kêu so sánh với J.C là không công bằng, ừ mình cũng đồng ý, vì thường những bộ họ thực hiện có chất lượng mặt bằng chung thấp hơn, nhưng sự “không công bằng” là do BẠN đã đặt tiêu chuẩn cao lên Mappa, vì do những dự án “nổi” và nhiều vốn của họ. Vì đơn giản là chả ai quan tâm đến J.C với mớ anime “mì ăn liền”. Tất nhiên nếu muốn so sánh thêm thì Cloverworks trong năm 2022 cũng ra mắt với 7 bộ truyền hình, nhưng một lần nữa, mục đích của mình là cho bạn thấy rằng số lượng anime Mappa đảm nhận – tuy tưởng nhiều – nhưng nếu so với các studio lớn khác thì vẫn chỉ nằm ở mức trung bình mà thôi, nhưng họ là con cừu bị tế vì “sản xuất quá nhiều”.
Tiếp tục,
quote____
“It was good that we were able to produce a hit film, but the amount of money coming into the studio was very small for a simple production contract. What I mean by less is that the studio’s income is small in relation to the overall business scale of the productions. I felt that if we didn’t improve that, it would be impossible for us to survive and grow strongly as a company. So from 2016 onwards, we aimed to maintain an environment where we could continue to produce animation while focusing on production conditions that would bring in more money for the studio, and from around 2018 we also started non-animation production businesses such as rights and events.”
__________
Để duy trì và phát triển một studio, thì có tài chính mạnh rất quan trọng. Đây là làm anime chứ ko phải làm từ thiện. Để xây dựng studio, phát triển nhân sự, trang thiết bị, để đầu tư tác phẩm nguyên tác thì điều gì cũng cần tiền. Việc Otsuka chạy theo lợi nhuận, tìm mọi cách để thu vốn là chuyện có thể hiểu được, như chuyện WIT sanh lời ít, I.G Port tái cơ cấu lại studio, thành lập nên JOEN cùng Cloverworks để cùng làm Spy x Family và những dự án ăn khách khác trong tương lai đấy thôi.
Tuy vậy, có một thực tế là chính sách đãi ngộ của Mappa là rất tốt hiện nay, thậm chí lương bình quân của full-time animator mới vào làm họ trả còn cao hơn cả Kyoto Animation – đấy là chưa kể lương cứng vừa được tăng để hỗ trợ nhân viên qua vụ thuế tiêu dùng mới được thông qua, và chưa tính đến những khoản trợ cấp khác (đấy là nếu bạn may mắn được tuyển vào team dưới trướng Seshimo). Họ còn mở rộng, đầu tư ngược về studio và lập nên studio Annex với mục đích tạo ra điều kiện chỗ làm thoải mái hơn, cũng như đào tạo và xây dựng nên đội ngũ inhouse của riêng họ.
Có một post chia sẻ kinh nghiệm hợp tác với Mappa của Yuta trong group sakugavn mà bạn có thể tìm đọc ở đây: https://www.facebook.com/groups/sakugavietnam/posts/2055119241505669/
Làm việc với Mappa là tự nguyện, chẳng ai ép buộc ai cả. Tất nhiên, phần việc họ giao là khó chứ không dễ, nhưng những contractor/animator hoàn toàn có quyền từ chối không tham gia sau khi đã đọc xong điều kiện hợp đồng.
Theo như báo cáo của AJA (hiệp hội hoạt hoạ Nhật Bản), vào năm 2020 có đến hơn 800 anime studio. Nhưng vì lí do gì mà Mappa hiện nay vẫn là điểm dừng chân hấp dẫn với rất nhiều người? Từ lính trẻ cho đến lão làng.
Lấy vd như core team của Yabuta khi bị WIT studio từ chối tiếp tục đảm nhận Vinland Saga đã nhận lời đề nghị qua Mappa đầu quân. Thậm chí, con át chủ bài đã từng một thời làm nên thương hiệu WIT là Arifumi Imai hiện nay cũng đang hợp tác với Mappa (vừa rồi Imai được credit ở JJK2, và cũng vừa retweet AoT nên mình dự là Imai sẽ tham gia cả vào AoT final season luôn). Hay như đạo diễn Okada, Ando, Hiramatsu, Ishii … dàn core team đã thực hiện Maquia ở P.A Works cũng chạy sang Mappa để làm movie Alice to Therese mới vừa ra mắt trong năm nay. Nếu tình trạng Mappa “kinh khủng” như lời đồn thì tại sao những cái tên cực nổi trong ngành lại quy tụ về chỗ họ?
Theo như một insider cho mình biết thì nếu là người có trình độ tay nghề cao, lương bổng và đãi ngộ Mappa chịu chi thậm chí còn hơn những nơi khác đến 3-4 lần.
.
2/ Vấn đề riêng.
quote____
While continuing to take on various challenges, MAPPA steadily accumulated achievements. Few people would deny the opinion that MAPPA has become the most well-known domestic anime studio since the late 2010s. “That may be true, but there are still wrinkles. I haven’t been able to take the time to build a strong skeleton, so while I’m still building my skeleton, I also have to train hard to survive. (laughs) There’s definitely a load to it, and if we get complacent at any point, we’ll break down.That’s why we’re always thinking about what we can do to continue growing at the same speed as before. thinking about”
__________
Không thể phủ nhận những gì Otsuka đã làm được với Mappa kể từ khi nắm chức vụ CEO từ Maruyama. Thành công của Otsuka chỉ có thể diễn tả bằng từ “kỳ tích”, khi giúp Mappa từ studio “gần như ít người biết qua những tác phẩm kén khán giả” sang một studio tầm cỡ nội địa và quốc tế với những hit lớn trên thị trường.
Nhưng tất nhiên, Mappa có khá nhiều vấn đề riêng của họ. Vấn đề lớn của mình với Mappa (hay thậm chí là những studio tương tự). Họ – những người đứng đầu – chỉ xem anime như là món hàng cần phải bán trên thị trường. Những nhân tài chỉ là công cụ có thể “thí” được chứ không trân trọng và giữ lại.
Và đây là điều họ nên cần thay đổi.
Yếu tố khiến Kyoto Animation khác biệt so với phần còn lại của ngành chính là việc họ trân trọng giá trị con người, luôn đặt chữ nhân làm gốc rễ để phát triển studio (và Ufotable đã và đang có những động thái theo sau), biết trân trọng con người thì dần văn hoá công sở sẽ phát triển các mô hình khiến công việc cũng như nhân sự thoải mái hơn (điều kiện chỗ làm, lịch làm việc hợp lý, có chiến lược đào tạo tài năng lâu dài và vv ).
Cách làm hiện tại của Mappa là con dao hai lưỡi, về một mặt, họ đang phát triển với tốc độ rất nhanh, nhưng điều này khiến cho bộ phận sản xuất của họ không ổn định và có thể đổ sụp bất cứ lúc nào do không theo kịp tốc độ tăng trưởng (như trường hợp của Takt.Op Destiny, Jigokuraku … ), và những nhân tài xuất chúng thì cũng chỉ làm cho studio một thời gian ngắn để tích luỹ kinh nghiệm và đánh bóng tên tuổi rồi tách ra riêng (như trường hợp của Sung Hoo Park, đạo diễn chính cho JJK S1 và JJK 0, nay đã lập studio riêng).
Trường hợp của Mappa đang rất giống với tình cảnh Ufotable hồi 2015, khi họ ôm quá nhiều dự án dẫn đến sự đổ sụp của bộ phận sản xuất God Eaters, khiến Takayuki Hirao chia tay studio. Sau vụ lằn nhằn này thì Ufotable cũng đã chấn chỉnh lại lịch làm việc của họ hợp lý hơn. Mappa hiện nay đang cần tình huống như vậy để làm hồi chuông cảnh tỉnh. Tuy nhiên, bộ phận quản lý dưới trướng Keisuke Seshimo thật sự là vẫn quá mạnh để có thể vừa duy trì chất lượng và số lượng liên tục từ dự án qua dự án, từ JJK, JJK 0 cho đến CSM và JJK2, trừ phi line chủ lực này của Seshimo bị tham vọng của Mappa làm cho quá tải đến mức bị sập, thì Mappa có lẽ vẫn giữ nguyên tốc độ phát triển như vầy ít nhất trong vài năm tới.
Full interview của Mappa mình để dưới phần cmt. Như thường lệ nếu có câu hỏi nào liên quan đến ngành CN Anime thì bạn hãy hỏi ở phần cmt, mình sẽ trả lời trong khả năng.
Link bài phỏng vấn: https://natalie.mu/comic/column/544919
Scandal của 4C – staff làm quá giờ nhưng ko đc trả lương: https://www.animenewsnetwork.com/…/studio-4c…/.161004
Cloverworks – producer overwork đến mức nhập viện: https://twitter.com/animene…/status/1376957851172753422…
Science Saru – nhân sự khóc ròng trong nhà vệ sinh, than payrate thấp, etc: https://www.animenewsnetwork.com/…/i-have-some…/.175178