Fun fact về Kyoto Animation: Khiêm tốn đến mức … kinh ngạc !

Có một sự thật khá … hài hước trong ngành CN anime, hiện nay đa phần các dự án đều có lịch trình gấp rút với áp lực lớn về thời gian, dàn nhân sự thì chạy bở hơi tay, nhưng NSX vẫn bình chân như vại và ra sức trấn an đến khán giả, thuyết phục cho họ an tâm rằng tác phẩm đã đến những công đoạn hoàn thiện, sắp xong rồi (dù đến lúc công chiếu thì chỉ làm mới đến một nửa, dễ thấy nhất là những dự án dưới nhãn mác Aniplex như Magia Record, Nier …).
Thì Kyoto Animation – studio duy nhất có mô hình hoạt động độc lập, tách rời và đóng kín – lại lựa chọn nước đi “độc lạ” chẳng ai ngờ tới: những tác phẩm họ thực hiện tuy đã xong trước lịch công chiếu chính thức, thậm chí như trường hợp của Maid Dragon S – quy trình sản xuất đã khép lại trước thời gian phát sóng đến … nửa năm, nhưng Kyoto Animation luôn nói với người hâm mộ rằng: “từ từ đã, chúng tôi vẫn đang thực hiện các tác phẩm bằng hết sức lực” – như lời đạo diễn trẻ Takuya Yamamura chia sẻ trong một sự kiện gặp mặt do KyoAni tổ chức.
Trên thực tế, đạo diễn đầu tàu Ishihara và trợ lý Ogawa cũng đã xác nhận trong bài phỏng vấn gần đây, “Hibike Euphonium Ensemble Contest” theo như dự định ban đầu chỉ là một tập OVA thông thường mà thôi! (độ dài 25-30 phút). Nhưng do quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ (có thể suy ra S3 của Hibike đã đến những công đoạn cuối cùng, nguồn lực được giải phóng) mà họ quyết định triển khai hẳn Ensemble Contest thành dự án movie ngắn chiếu rạp.
Và bằng chứng rõ nhất, tấm minh hoạ bên dưới được vẽ bởi Urara Nakada cho tạp chí Newtype hồi tháng 7 vừa qua. Cô là một nữ animator trẻ tuổi mới gia nhập gia đình KyoAni.
Tuy nhiên, để tham gia vẽ minh hoạ cho tạp chí Newtype thì trình độ người vẽ phải ở mức lão làng (theo như kVin, founder của sakuga blog cho biết, ông này fan KyoAni còn lớn hơn cả mình ) – hoặc ít nhất cũng đã từng đảm nhận chức vụ Key Animator (hoạt hoạ sĩ chính). Muốn leo lên vị trí KA, đặc biệt khi ở Kyoto Animation – nơi đào tạo các tài năng animator ưu tú nhất hiện nay – yêu cầu hoạt hoạ sĩ phải trải qua thời gian gia công gắt gao để trau dồi thêm kinh nghiệm và trình độ (kể cả nữ đạo diễn trứ danh Yamada cũng phải trải qua thời gian làm gia công trước khi chính thức được vẽ KA).
Điều thú vị ở đây, Nakada chỉ được ghi danh là một hoạt hoạ sĩ gia công ở dự án Hibike Euphonium Ensemble Contest mà thôi! Ngầm báo hiệu rằng Ensemble Contest đã được hoàn thiện trước cả khi Nakada được “thăng cấp” để đảm nhận tấm minh hoạ này.
Tại sao KyoAni lại khiếm tốn hết mức như vậy? Dù những tác phẩm, các dự án đã vượt xa tiến độ, xong trước thời hạn, nhưng vẫn nhắn với các fan rằng:”hãy kiên nhẫn đợi chúng tôi” ?
Có lẽ họ muốn dành sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất cho các thế hệ hoạt hoạ sĩ mới gia nhập, những người sẽ là thành phần nòng cốt góp phần xây dựng nên Kyoto Animation trong những năm tháng sắp tới. Theo như Ishihara chia sẻ, ông cảm thấy “truyền lại kinh nghiệm cho những thế hệ mai sau” mới là điều quan trọng ở KyoAni.
Đây không phải là câu hỏi “khi nào các tác phẩm/dự án được hoàn thành để công chiếu”, mà là khi nào thì đội ngũ trẻ ở KyoAni đã sẵn sàng để giới thiệu những tác phẩm cho thấy sự trưởng thành và phát triển của họ. Những gương mặt, tài năng vốn sẽ làm rạng danh KyoAni trong tương lai không xa!