AnimeCinematography - Nghệ Thuật Phim Ảnh

Dandadan – Cinematography Analysis (Match cut)

Nói ko ngoa thì tập vừa rồi của Dandadan đúng là một bữa tiệc no mắt. Khả năng dàn dựng phân cảnh của Shuuto Enomono phải nói là thần sầu.

Thao túng cảm xúc người xem không phải là câu chuyện dễ dàng gì, chỉ qua một câu chuyện cảm động thôi là ko hề đủ, mà còn phải qua cách tình tiết được truyền tải, diễn đạt như thế nào đến với khán giả, để có thể chạm được vào con tim họ.

Xuyên suốt tập, Enomoto vận dụng rất tốt những kỹ thuật, những tinh hoa từ nghệ thuật thứ bảy để thể hiện nên câu chuyện một cách trọn vẹn, những cung bậc cảm xúc như hỉ nộ ái ố được thể hiện rất rõ ràng trên màn ảnh, khiến chúng trở nên sống động, chân thật hơn.

Nếu như post trước trên page, mình có bàn qua “pan shot”, hay qua cut ẩn dụ – “less is more” (để người xem tự liên kết các mảnh vụn sẽ thú vị hơn là đưa cho họ câu trả lời). Thì post này mình sẽ bàn đến một nét nghệ thuật khác được sử dụng, đó là “match cut”.

Match cut nôm na là 2 cut tuy khác nhau, nhưng phối cảnh và bố cục lại giống nhau để tạo nên sự nối tiếp giữa các cut, mang lại cảm giác chuyển cảnh “mượt mà như lụa”.

Ở cảnh phía dưới, bạn có thể thấy kỹ thuật “match cut” được Enomoto sử dụng để phác hoạ nên góc nhìn của ma tóc dài, ẩn sâu trong hình hài quái vật gớm ghiếc đó là tình yêu vô bờ bến dành cho người con gái đã mất. Match cut được sử dụng khi cảnh từ bộ váy đỏ thẫm của người mẹ, chuyển cảnh sang bộ váy của người con gái đang mặc, cười đùa vui vẻ.

Thông thường, ta đã quá quen với tình huống đang cao trào mà cut một phát bay sang hồi ức (flashback), khiến cho người xem … tụt hứng, làm gãy đi mạch cảm xúc. Nhưng với match cut thì chuyển cảnh diễn ra tự nhiên hơn. Yếu tố bất ngờ (ồ, cảnh chuyển sang người con từ khi nào vậy?) cũng làm tăng thêm sự thú vị, khiến họ không thể rời mắt khỏi màn ảnh.

Thậm chí Enomoto còn đi thêm “bước nữa”, cảnh sau match cut hé lộ nên góc nhìn thứ nhất từ người mẹ với “shaky” camera, di chuyển theo hình ảnh người con gái. Điều này mang lại sự riêng tư hơn từ những ký ức đã xảy ra – như thể chúng đang xảy ra trước mặt khán giả vậy.

Chưa dừng lại ở đó, match cut cũng được sử dụng với một mục đích khác ngoài chuyển cảnh, đó là phác hoạ nên sự tương đồng trong hoàn cảnh của các nhân vật với nhau dù là 2 cut khác nhau. Vd như cut chiếu chân của Aira, cô vội vã chạy đến bên mẹ, match cut sang đôi chân bé bỏng của người con gái tiếp tục chạy đi. Và đây là nét tài tình, phải nói là rất tài tình, cả đoạn cảnh phác hoạ nên được 2 góc nhìn – của Aira và của người mẹ.

Đối với người mẹ, hình ảnh Aira trông như hình ảnh người con gái đã thất lạc bấy lâu. Đối với Aira, thì đây là lần đầu tiên cô cảm nhận được sự ấm áp từ tình mẫu tử, điều mà cô chưa bao giờ trải nghiệm được. Chef kiss là hình ảnh người con gái tươi cười nói lên câu “con yêu mẹ” nhưng là với chất giọng của Aira, frame ảnh tuy đơn giản nhưng lại hàm chứa hết trọn vẹn cảm xúc của tất cả mọi thứ vừa diễn ra.

Quả thật là tuyệt trần điện ảnh.

alonelycomet

Một fan cuồng của Kyoto Animation và Makoto Shinkai.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button