Anime StudioIndustry

CSM và Mô Hình Kinh Doanh của Mappa.

CEO của Mappa là Manabu Otsuka trước đây từng khẳng định “CSM là tác phẩm thành công về mặt tài chính (nhưng chưa đc như ý tôi)” dẫn đến một phần hoài nghi, thì ngày hôm qua Makoto Kimura (ex-producer của Mappa, cũng như là nhà sản xuất chủ chốt dẫn đầu dự án CSM) đã một lần nữa chính thức xác nhận “CSM là thành công về tài chính và đã thay đổi hướng đi của studio từ nay về sau”. Một lần nữa phá tan đi những hoài nghi về mức độ thành công của tác phẩm về mặt tài chính (doanh số đĩa thấp nên ai đó phán CSM flop), cũng như quyết định mới vừa đây của Mappa trong việc ngừng sản xuất Yuri on Ice.

Trước nhất, nếu bạn đã theo dõi ALC thì cũng sẽ biết mô hình thường thấy của một studio: là người làm công ăn lương. Họ sẽ nhận được hợp đồng để thực hiện một tác phẩm với nguồn kinh phí được định sẵn bởi hội đồng sản xuất. Một studio sẽ sống nhờ vào nguồn thu này, tạo ra việc làm ổn định và liên tục nhưng mặt hạn chế là họ chỉ có thể duy trì miếng ăn bằng mô hình này chứ ko thể tạo ra khoảng lợi nhuận cần thiết để phát triển thêm. Mặt khác, nếu có vấn đề gì xảy ra (nạn dịch, trục trặc sản xuất, nhân lực yếu kém …), studio sẽ phải dời lịch công chiếu, ko hoàn thành đúng thời hạn tiến độ và vv … dẫn đến gia tăng kinh phí sản xuất, nghĩa là họ sẽ phải gánh hết rủi ro – sử dụng tiền của studio để bù vào.

Nếu chỉ là phận làm thuê, studio sẽ ko nhận được khoảng lợi nhuận nào từ tiền đĩa, bản quyền streaming, merchandise (hàng hoá phẩm), hay doanh thu rạp chiếu (nếu là movie) và vv ….

Vậy Mappa đã thay đổi chiến lược kinh doanh như thế nào?

Đó là “đầu tư lấy bản quyền”, cũng như tạo ra nguồn lợi nhuận từ những dự án liên quan đến IP lớn. Lấy vd là trường hợp của CSM, Mappa là bên đầu tư chủ lực cho dự án anime nên nghiễm nhiên họ sẽ là bên quản lý toàn bộ bản quyền của anime bao gồm cả bản quyền streaming, hàng hoá phẩm (đồ chơi, tượng, sticker này nọ …), sự kiện liên quan và vv … (tất nhiên là phải chia một ít tiền hoa hồng cho Shueisha vì nắm IP gốc). Mô hình chủ động này của Mappa cũng giúp họ thâu tóm bản quyền streaming cho những tựa họ thực hiện gần đây như Oblivion Battery, Isekai nấu ăn và đặc biệt là Jujutsu Kaisen – một trong những tác phẩm anime thành công nhất trong những năm trở lại đây (nếu stream ở crunchyroll thì mỗi view cũng sẽ đóng góp vào nguồn thu cho studio thực hiện).

Nghĩa là sao? Cũng như mô hình của Kyoto Animation nhưng ở mức vĩ mô hơn, khi nắm được bản quyền tác phẩm trong tay (do là nhà đầu tư chủ lực của dự án), họ sẽ mở rộng nguồn lợi nhuận qua nhiều hình thức kinh doanh khác nhau (merch, streaming rights, events … do vậy doanh thu đĩa chỉ chiếm phần rất nhỏ), và lợi nhuận thu về cũng gần như trọn vẹn chứ ko nhỏ giọt như với Yuri on Ice.

Có một điểm thú vị nữa mà Kimura chia sẻ. Nguồn vốn đầu tư để lấy được trọn vẹn bản quyền của IP lớn có thể đến từ nhiều bên. Lấy vd như Pierrot thì phải “mượn tiền” từ ngân hàng, nếu studio ko trả nổi thì ngân hàng sẽ chiếm lấy bản quyền IP. Một số trường hợp khác là qua “presales agreements” – bên phân phối sẽ tài trợ kinh phí trước khi tác phẩm công chiếu, hoặc thậm chí ngay trong giai đoạn sản xuất. Trong trường hợp của Mappa, họ đã nhờ cậy vào Cool Japan Fund (một cty gây quỹ và chuyên đầu tư) vì đạt được kết quả tích cực cũng như thành công lớn với các tác phẩm trước đây.

alonelycomet

Một fan cuồng của Kyoto Animation và Makoto Shinkai.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button