Industry

Cơ hội nào cho 2D Animation khi 3D Animation ngày càng phát triển?

3DCG hẳn mọi người đều đã biết nó là gì, ứng dụng của nó thì cực kì nhiều, có thể kể đến như là: background, phụ kiện, nhân vật quần chúng, quái vật, etc… Ngoài ra 3DCG vẫn còn được dùng để hỗ trợ animator hình dung dễ dàng hơn phân cảnh mình làm nó như thế nào, giúp đẩy tiến độ công việc lên cao hơn. Tuy 3DCG chỉ đóng vai trò như là một hỗ trợ nhưng vẫn có đôi lúc nó được đưa lên làm role chính, chiếm toàn bộ spot light của cả tập phim. Dễ dàng thấy theo thời gian 3DCG càng ngày càng phát triển rất mạnh, rất hiện đại, nhưng thực sự 3DCG có thể hoàn toàn đưa 2D animation về “nghỉ hưu” hay không?

Để trả lời câu hỏi này, có lẽ ta nên nhìn sang ví dụ về “Houseki no Kuni” hay còn được biết tới với cái tên “Vương quốc Bảo thạch”. Đây là một bộ phim được làm hoàn toàn bằng 3DCG vì đơn giản tạo hiệu ứng đá quý bằng cách vẽ tay cực kì mất thời gian. Vậy vai trò 2D trong bộ anime này có bị mất đi để thay thế hoàn toàn bằng 3D không?

Hoàn toàn là không nhé. Nếu bạn theo dõi trên credit của mỗi tập phim, bạn vẫn sẽ thấy các role 2D animation xuất hiện. Tuy là anime sử dụng 3D là chính nhưng quá trình để tạo ra một tập phim sẽ vẫn phải xuất phát từ những trang giấy. Để dễ hiểu thì quy trình nó sẽ chia ra làm 2 team: 2D và 3D, và mỗi team sẽ có một director đảm nhiệm riêng. Director chính của tập phim sẽ giám sát quá trình 2D là chính. Các storyboarder vẫn phải vẽ tay các phân cảnh với số lượng ~300 cuts, các animator vẫn phải vẽ Layout dựa trên storyboard ấy và các director vẫn phải sửa layout trên giấy. Toàn bộ quá trình này vẫn được thực hiện thủ công, giám sát trên giấy và sau khi đã chốt được animation cho nó họ mới bắt đầu đưa thành phần trên giấy ấy cho bộ phận 3D – hay được gọi à CG Animator để thực hiện. Cùng director của bộ phận 3D sẽ vẫn có sự tham gia giám sát quy trình của director 2D. Vậy role của 2D director trong này là gì? Họ sẽ là cố vấn chuyển động để các CG Animator hiểu rõ hơn về việc họ sẽ làm. Về cơ bản thì phần việc nó sẽ nhân hai lên so với làm thủ công hoàn toàn 2D.

Vậy tại sao họ không triển khai tất cả từ 3DCG mà phải qua một bước vẽ 2D làm gì cho tốn kém?

Câu trả lời đơn giản thôi, việc animating bằng 3D thường sẽ hướng tới mô phỏng hành động và cử chỉ của con người nhiều hơn. Điều này vô tình làm mất đi cái chất riêng của animation: đó là nhịp điệu của chuyển động, sẽ bị thừa chuyển động, bị giới hạn bởi các quy tắc vật lý và sẽ vô tình khiến bạn phụ thuộc vào máy móc, công nghệ nhiều hơn, giảm đi tính sáng tạo của animator. Vì vậy tất cả các production sẽ đều phải bắt đầu từ những phác thảo 2D trước rồi mới đưa lên thành 3D. Thậm chí một số studio 3DCG vẫn phải mời 2D animator về để làm cố vấn chuyển động để project của họ đạt được hiệu quả chuyển động tốt nhất. Đây không chỉ giới hạn ở hoạt hình Nhật Bản mà ngay cả những ông lớn Disney hay Dreamworks họ vẫn duy trì cách làm như vậy cho đến tận ngày hôm nay.

Liệu có studio nào không sử dụng 3DCG vào trong tác phẩm của họ không?

Câu trả lời là không. Hầu như các studio đều có team hỗ trợ về 3DCG, ở đây chúng ta chỉ có thể chia ra làm 2 là những studio dùng nhiều 3D và những studio dùng cực kì ít 3D. Ví dụ dễ thấy nhất cho những studio dùng cực kì ít 3D đó chính là Kyoto Animation. Hướng đào tạo của KyoAni là sẽ hướng học viên của mình ít phụ thuộc vào những thứ có sẵn, hướng họ nâng cao khả năng quan sát, phân tích, kỹ thuật vẽ tay. Lối hoạt họa của họ vẫn tôn vinh 2D lên làm chủ đạo, ngay cả đến khi vẽ Douga (Inbetween) thì họ vẫn thực hiện vẽ tay, đây cũng một phần giúp nâng cao khả năng vẽ tay trên giấy của animator và cũng giúp nâng tầm tác phẩm lên một chất lượng đẹp nhất. Và tất nhiên họ vẫn có những lúc dùng 3D để hỗ trợ, ví dụ rõ nhất là scene Violet đánh máy, nhưng với cách họ blend giữa 2D và 3D đến mức tuyệt vời như thế thì ngay cả mình lần đầu xem cũng không hề nghĩ đó lại là 3D.

Bên cạnh 3DCG thì có rất nhiều người bàn tán về việc AI sẽ dần “đăng xuất” 2D animation, thay thế phần lớn animator. Hẳn mọi người đã từng thấy trend tạo animation bằng AI trên các nền tảng xã hội rồi chứ nhỉ? Đúng vậy, nó chỉ là một tổ hợp tạp nham hình ảnh méo mó được áp vào chủ thể đang nhảy nhót. Nhưng cũng chính vì vậy mà nó vô tình tạo nên một cái mindset cho một số bộ phân người sử dụng mạng là những animation quá mượt, chuyển động quá đều sẽ đều là 3D, là AI. Và thường lý do họ đưa ra là không ai có thể vẽ tay đều như thế được. Những ví dụ ta có thể thấy dễ bị gắn nhầm tag AI nhất đó là short animation của họa sĩ Ju Neng Binggui, animation của Hiromatsu Shuu, hay gần đây mình biết đó là phân đoạn khiêu vũ của Fern và Stark.

Có thể thấy đây là những ví dụ rõ nhất về sự thiếu hiểu biết, phân tích, quan sát và trải nghiệm animation thì chúng ta khó mà cảm nhận được nhịp điệu trong chuyển động – thứ làm nên nét riêng của animation mà sẽ chỉ tập trung vào chất lượng “art” để đánh giá, để kết luận. Chỉ cần những animator, những artist được hỗ trợ đầy đủ, họ hoàn toàn có thể tạo ra những tác phẩm cực kì phi thường bằng nỗ lực của con người, giống như những gì mà PV của Violet Evergarden đã mang tới cho ta. Nói thật ngay đến bây giờ mình xem lại vẫn còn thấy choáng ngợp với nó.

鈴華 勇太

VN-JP Animator currently working for Pierrot Studio.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button