Anime StudioIndustry

Bên Lề Về Production – Sousou no Frieren.

Chuyện Madhouse tiếp tục đảm nhận Sousou no Frieren là chuyện không phải không có khả năng, nhưng mình thật sự ko nghĩ nó xảy ra sớm đến vậy – đặc biệt với một dự án tầm cỡ huy động nguồn lực tài năng lớn của ngành. Đây cũng là chuyện chưa từng có tiền lệ với line của Fukushi, vậy điều gì đã làm họ thay đổi quan điểm nhanh đến vậy?

Tất nhiên, “nhanh” ở đây chỉ có tính chất tương đối với line của Fukushi mà thôi vì họ phải đảm bảo lịch làm việc của các bên hợp tác không trùng lặp với những dự án khác, lí do vì sao thông tin S2 phải đến một năm mới “chính thức” xuất hiện – không như những dự án có season vừa kết thúc đã thông báo ngay season tiếp theo, đơn giản là vì Fukushi là người chuẩn bị rất kĩ càng.

Rồi vào vấn đề chính, có những điều mình chưa thấy trong production của Frieren, nhưng khi xâu chuỗi lại thì cũng … hợp lý 🤣. Trước nhất, production committee (uỷ ban sản xuất) của Frieren bao gồm, theo thứ tự đóng góp:

Toho, Shogakukan, NTV, Madhouse, ShoPro, Sony/Aniplex, Dentsu.

Toho là bên chủ trì dẫn đầu dự án chính, trên thực tế thì họ chính là người đã lựa chọn studio Madhouse thực hiện Frieren, chỉ mặt đích danh Fukushi vì họ mong muốn anh sẽ lặp lại kì tích như đã làm với OPM S1 (sau đó Fukushi đề xuất Saitou làm đạo diễn vì tin tưởng năng lực của Saitou). Ngay từ những bước ban đầu, ta đã thấy Frieren là một dự án “cỡ bự” và được sàng lọc nhân sự kĩ lưỡng, chính vì vậy mặt bằng chung về chất lượng của tác phẩm là rất cao so với những dự án truyền hình trong nhiều năm trở lại đây.

Bên cạnh đó, NTV (cty mẹ nắm 95% cổ phần Madhouse) và studio Madhouse cũng có mặt ở production committee, nghĩa là họ sẽ được thừa hưởng đáng kể nguồn lợi nhuận từ sự thành công của tác phẩm (khỏi phải bàn về độ nổi của Frieren rồi nhỉ :3).

Và điều thú vị hơn, NTV (Nippon TV – một trong những nhà đài lớn nhất ở Nhật) nhân cơ hội này đã làm hẳn chương trình mới với tên gọi “Friday Anime Night” (anime tối thứ sáu) mở màng với Frieren mỗi tuần.

Sự thành công của Frieren đã tạo nên bước ngoặt lớn với NTV và Madhouse. Thật sự thì họ là những người chơi đã vào cuộc khá trễ. Hiện nay bất kì studio lớn và thành công nào cũng thường kèm theo những “flagship” nổi bật gắn liền với hình ảnh và thương hiệu của studio. Như Mappa thì có CSM, JJK. WIT thì ta có AoT. Bones thì BnHA, Ufo thì Demon Slayer và vv … Trong khi Madhouse ngày càng bị bỏ lại phía sau.

Mang danh là studio “gạo cội”, cây đại thụ trong ngành nhưng nhân lực hiện nay đã bị chia năm xẻ bảy. Không thể để vụt cơ hội mỏng manh, Madhouse đã nhanh chóng chớp lấy. Sousou no Frieren chính là dự án chủ lực mà studio dồn hết mọi thứ tốt nhất để thực hiện. Có thể nói tác phẩm đã mang đến cơ hội cãi lão hoàn đồng cho Madhouse, giúp họ lấy lại vị thế khi xưa và nâng cao hình ảnh studio hơn trong cộng đồng khán giả đại chúng.

Thương vụ mua lại Ghibli của NTV cũng cho thấy họ đã thật sự nhận ra tầm quan trọng của anime trong thị trường, mà vốn dĩ họ đã ngủ quên qua bao nhiêu năm. NTV đã nghiêm túc hơn để định hướng và đề ra chiến lược phát triển cho cả Madhouse và Ghibli trong thời gian sắp tới.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc, NTV đã xem Sousou no Frieren là flagship thiết yếu đại diện cho bộ mặt thương hiệu studio Madhouse (cũng như có vị thế lớn ở uỷ ban sản xuất), thì nghĩa là họ sẽ theo đuổi Sousou no Frieren đến cùng và không nhường tác phẩm cho bất kì ai (bạn hãy an tâm rằng sẽ ko có chuyện Frieren được đem đi cho studio khác ngoài Madhouse như OPM 🤣).

À và cũng (gần như) xác nhận luôn là đạo diễn Saitou sẽ quay trở lại mùa 2. Core staffs đầy đủ cả rồi

alonelycomet

Một fan cuồng của Kyoto Animation và Makoto Shinkai.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button