Anime StudioIndustry

“B. ốc ph. ốt MAPPA” hay là sự định hướng dư luận đầy giả tạo?

Trong thời gian gần đây tôi hay bắt gặp một hướng dư luận khá là khó chịu về việc cho rằng studio MAPPA là một studio t. ệ hạ. i bên cạnh đó là những sự th. ù gh. ét đổ dồn vào CEO của studio Otsuka Manabu và cả dàn staff thực hiện những bộ anime. Nhưng mà tôi vẫn nghĩ đó chỉ là một số thành phần nhỏ to. xic của fan shounen thôi cho nên cũng muốn mặc kệ họ. Tuy nhiên, hôm nay tôi lại tình cờ bắt gặp video có tựa đề: “B. óc ph. ốt MAPPA | Chúa tể CHẠY D. EA. DLI NE” một video mà cũng từ kênh youtube lúc trước có video để b.ó c ph. ốt A1 pictures. Video trên đối với tôi là một mình chứng rõ ràng cho một sự định hướng dư luận đầy giả tạo bằng việc từ một vài mẫu thông tin 1 chiều mà từ đó tạo nên góc nhìn phiến diện, rồi dựa trên góc nhìn đó mà những ý kiến cá nhân hay suy đoán không có cơ sở cũng có thể được giả thành sự thật. Bởi vậy mà ở bài viết trước tôi mới nhấn mạnh tầm quan trọng của của việc có được 1 cái nhìn đa chiều và toàn cảnh đối với những vấn đề hơn để mà có thể có được khả năng tư duy độc lập, chống lại những luận điệu 1 chiều như thế này. Cho nên, trong bài viết này, tôi mong muốn được cung cấp cho các bạn độc giả một cái nhìn toàn cảnh hơn về hướng đi của ngành công nghiệp anime và cũng như “đòi lại chút công bằng” cho studio MAPPA và Otsuka Manabu-san.

Thứ nhất khi xem video trên, ta rất dễ dàng nhận ra được ý định của người làm ra video này là để khắc họa Manabu-san như là 1 tên “phản diện”, ca ngợi MAPPA thời còn dưới sự lãnh đạo của người sáng lập Masao Maruyama, trong khi đó là tìm mọi cách để “dìm” MAPPA thời nay, video trên cũng có vẻ khá là nhấn mạnh “thuyết âm mưu” cho rằng Manabu-san đã từng tìm cách để đuổi Maruyama-san đi vì muốn sản xuất hàng loạt anime và điều đó trái ngược với phương châm làm anime của Maruyama-san. Trong khi đó, tại hội chợ Anime Boston 2016, khi được hỏi lý do mà tại sao bản thân tự rời khỏi Madhouse vào năm 2011 và MAPPA sau này thì chính Masao Maruyama đã trả lời rằng: “Do studio Madhouse đã trở thành 1 tổ chức rất lớn cho nên còn có ít sự tự do để mà tôi có thể theo đuổi những tác phẩm, dự án mà tôi rất muốn làm việc. Cá nhân tôi không thích những tổ chức có quy mô lớn bởi vì có ít sự tự do cho sáng tạo cá nhân. Và MAPPA bây giờ cũng đã trở nên lớn như vậy.”

Câu nói trên đã thể hiện rất rõ những gì mà Maruyama đang theo đuổi đó là ông chỉ muốn được chuyển thể những bộ manga mà cá nhân mình yêu thích mà thôi, biết trước để có thể theo đuổi dự án Pluto thì ông đã rời khỏi MAPPA để tìm những người có cùng nhiệt huyết, niềm đam mê cho bộ manga này để mà thực hiện nó trong tận hơn 6 năm trời ròng rã. Tôi nghĩ quyết định rời đi của Maruyama-san lại khá là chính xác bởi vì nhờ sự lãnh đạo của Manabu-san mà trong khoảng thời gian để gọi nguồn đầu tư và thực hiện 1 bộ anime như Pluto mà ông đã giúp MAPPA phát triển thành một trong những studio lớn và nổi tiếng nhất. Rõ ràng Maruyama-san biết mong muốn có phần “ích kỷ” của bản thân vào 1 dự án đầy tham vọng và ít có khả năng sinh lời như Pluto sẽ vấp phải nhiều sự phản đối trong studio, cũng giống như Madhouse lúc trước cho nên ông mới tự tập hợp những người sẵn sàng hy sinh vì nghệ thuật đi theo con đường của mình mà thôi, làm cho cái “thuyết âm mưu” ở trên chỉ là 1 sự đoán mò không có căn cứ.

Chính video trên cũng đã dẫn ra rằng Manabu-san làm nhiều bộ anime vì đơn giản nhu cầu của khán giả ngày càng tăng lên thì phải chạy theo lượng cầu khổng lồ đó mà thôi, vậy mà sau đó lại cho rằng đó là một hành động “dại dột” thấy sai mà vẫn nhảy vào. Nếu mà những gì mà MAPPA đang làm mà “dại dột” thì đại đa số ngành công nghiệp cũng là cùng 1 lũ đại dột mà thôi, chẳng khác gì cả! Theo báo cáo chính thức của hiệp hội hoạt họa Nhật Bản thì xu thế lớn nhất của ngành công nghiệp anime trong những năm trở lại đây đó chính là sự mở rộng, phát triển nhanh chóng của thị trường quốc tế, đã vượt qua cả thị trường Nhật và là yếu tố rất quan trọng mà các studio ngày nay không thể nào bỏ qua. Nếu như ở thị trường trong nước thì các hãng anime còn có thể nắm được những thị hiếu nào phổ biến trong otaku, còn đối với một thị trường hết sức rộng lớn và đa dạng văn hóa, dân tộc như thế kia thì làm sao mà biết được? Vậy thì những người thông minh kia hãy thử đề xuất những dự án anime nào mà đầu tư 100% chắc chắn phải có lời trong thời nay đi nào, còn nếu không có lời thì bạn phải chịu trách nhiệm ra làm sao?

Tôi nghĩ với hơn hàng trăm triệu khán giả ngoài kia đang cần có anime để mà xem mỗi ngày, việc phải “phóng nhiều phi tiêu để xem cái nào điểm cao, cái nào trật lất” là việc đơn giản bắt buộc phải làm để không bị tuột lại phía sau mà thôi. Rõ ràng là hiện nay anime đang phải chịu sự cạnh tranh của phim hoạt hình có phong cách sao chép của những nước Trung quốc hay Hàn, nếu mà nguồn cung anime quá là hạn chế thì những khán giả đại chúng, newbie, hay dễ tính sẽ liền bị thu hút bởi những loại hình đó mà thôi. Tôi đoán rằng quy luật cung cầu đơn giản giờ đây lại được cho là “ngu ngốc” đối với bạn này vậy.

Ở video trên nhiều lúc ta cũng dễ cảm nhận ra rằng có nồng nặc mùi của những nhận định mang tính cá nhân được tác giả đan xen vào những tình tiết thực tế, nhằm cố tình muốn biến ý kiến của mình thành sự thật. Ví dụ như việc so sánh những bộ anime original của thời Maruyama với thời Manabu hiện nay. Trong đó dẫn ra 3 bộ Ra. ge of Bahamut, Zankyou no Te rr. or và Garou và đem so với những bộ về sau như Sarazanmai và Takt op Destiny bằng cách khen 3 bộ đầu là những tác phẩm nghệ thuật và có chất lượng cao và chê những bộ sau này thậm tệ. Một cách khá là mỉa mai thì cá nhân tôi lại xem Sarazanmai như là một tác phẩm nghệ thuật rất là độc đáo đến từ đạo diễn huyền thoại Kunihiko Ikuhara, còn Takt op Destiny thì bộ đó chỉ fail chủ yếu phần kịch bản, nội dung khá chán thôi, chứ mà chất lượng sản xuất art, animation, âm nhạc tôi không nghĩ tác phẩm này có thể gọi là một sự đầu tư hời hợt hay là chạy theo thị trường từ MAPPA. Tôi có thể hiểu được những sự chỉ trích khi xưa người ta từng nhắm vào A1 pictures hay Deen đầu những năm 2010s khi 2 studio này rõ ràng là sản xuất hàng loạt chẳng hề quan tâm đến chất lượng gì cả. Thế nhưng MAPPA ngày nay? Có thực vậy không? Do đã từng xem qua nhiều bộ A1 hay Deen làm đại trà thời xưa, tôi hoàn toàn có thể tự tin mà khẳng định rằng những bộ đại trà đó ‘mơ đi” mới có được chất lượng như anime của MAPPA thời nay!

Bên cạnh đó, những suy đoán không có cơ sở được đưa ra như đạo diễn Shinichiro Watanabe vì bất bình với hướng đi của Manabu-san mà phải rời khỏi MAPPA để gia nhập Bones. Bạn ơi bạn có biết rằng studio Bones được lập nên nhờ vào tác phẩm nào không? Không gì khác mà chính là Cowboy bebop của Watanabe-san, chỉ là trở về ngôi nhà quen thuộc mà mình từng giúp lập nên giờ đây lại được suy đoán thành như thế này sao?

Hay là MAPPA, được bạn này cho rằng chỉ được “gánh” nhờ vào 1 vài đạo diễn tài năng và có tâm huyết nhất định. Thế thì tại sao lại không đề cập sự thật rằng từ năm 2017 đến 2023 nhờ Manabu-san mà studio đã tuyển dụng được từ chỉ 80 nhân viên lên đến 360 người, gấp hơn 3 lần nguồn nhân lực? Một đạo diễn có tài giỏi cỡ nào cũng không thể hoàn thành dự án nếu không có dàn staff hỗ trợ phía sau.

Rõ ràng là có quá nhiều sự tiêu chuẩn kép từ những người theo luồng dư luận th. ù gh. é t chỉ mình MAPPA. MAPPA làm CGI chỉ 2,3 cảnh trong Chainsaw man ư? Liền gửi lời đ. e dọ. a đến dàn staff, trong khi các studio khác cũng có CGI mọi lúc mọi nơi, ngay cả Ufotable. MAPPA bị animator than phiền tình trạng làm việc ư? Liền chế meme châm biếm phổ biến mà ai cũng biết, trong khi video của Asian Boss phỏng vấn 1 animator từng vẽ Naruto tại studio Pierrot và Vinland saga mùa 1 tại Wit studio thậm chí nói rằng lương của mình không có đủ tiền để trọ và ăn chỉ để sống thì tại sao không làm meme châm biếm studio Pierrot và Wit studio đi. Những animators của những studio khác không đáng để quan tâm như của MAPPA chăng? MAPPA tạo ra nhiều shows chăng? Ít ra những bộ mà họ làm đều là những tác phẩm nổi tiếng được người ta hào hức mong chờ, thế còn hàng đống những bộ isekai, romcom, harem,… nhan nhảm mì ăn liền mỗi mùa thì sao? Nếu anime của MAPPA gọi là chạy theo thị trường, đại trà thì phần lớn anime mỗi mùa sẽ gọi là gì?

Tôi hoàn toàn không cho rằng MAPPA là 1 studio hoàn hảo, họ cũng có những vấn đề của riêng mình mà tôi không hề phủ nhận. Nhưng mà tôi sẵn sàng thách đố bạn nào tìm được bằng chứng rõ ràng rằng, mô hình kinh doanh, những gì mà MAPPA đang làm là có sự khác biệt với đại đa số những studio còn lại trong ngành công nghiệp hiện nay.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button