AnimePhân Tích Nhiều Kì

Anime trong năm 2022 (phần 1)

Vậy là chúng ta đã được trải nghiệm một năm anime đầy thành công với nhiều tác phẩm gây được những tiếng vang lớn cùng với đó là những sự bất ngờ thú vị. Có thể nói năm rồi là một năm mà anime đã trở lại với tôi, bởi vì năm 2021 tôi cảm thấy mình bị “burnt-out”, có nhiều bộ mà bản thân cũng thấy hay nhưng lại không có động lực để mà xem đến cuối, thế nhưng trong năm 2022 tôi lại cảm thấy hứng thú để mà hoàn thành phần lớn những tác phẩm đã xem qua.
Điều trên càng làm tôi hứng khởi chào đón năm 2023 hơn nữa với hy vọng được trải nghiệm nhiều tác phẩm đặc sắc ở phía trước. Còn bây giờ nhân dịp Tết, năm mới xin được giới thiệu danh sách những bộ anime mà tôi yêu thích trong năm vừa rồi, xem như là một bài viết để nhìn lại những tác phẩm nổi bật nhất đã giúp định hình chặng đường năm cũ của tôi đối với anime.

14. The Eminence in Shadow

Việc đặt một bộ isekai, main bá, harem vào danh sách những tác phẩm hay nhất năm làm cho chính bản thân tôi cũng thấy lạ lùng. Trước khi xem tập 1 tôi vẫn không tưởng tượng được rằng một bộ isekai nhìn có vẻ thông thường, một bộ như bao số bộ kia lại có thể đậm tính giải trí đến như vậy.
Sự hài hước của “The Eminence in Shadow” tôi nghĩ phần lớn đến từ nhân vật chính Cid Kagenou. Khác với những nhân vật chính trong những bộ “power fantasy” thường tỏ ra lạnh lùng, ít có sự biểu cảm hoặc kiểu “good guy” như NPC thì Cid lại là một “chuunibyou” level max. Việc cậu ta “giấu nghề” giả làm thường dân, nhân vật phụ ban ngày để có thể biến thành “batman” vào ban đêm lại trở thành 1 trò hề khi mà năng lực diễn xuất thượng thừa khiến cậu được chú ý, chiếm được cảm tình của những cô gái mặc dù hiện hữu một cách vô dụng trong mắt họ. Tôi nghĩ chi tiết trên là một sự châm biếm khá hay ho đến những bộ harem khi mà Cid đã cố gắng tỏ ra ngu ngốc, yếu ớt nhưng vẫn có gái theo bởi vì có “hào quang của nhân vật chính”.
Một chi tiết nữa cũng rất là buồn cười đó là cốt truyện của tác phẩm căn bản chỉ là những sự ảo tưởng trong đầu của Cid mà thôi. Cậu ta đơn giản vẽ vời một cách bậy bạ những sự kiện và kế hoạch cho nhóm “Shadow Garden” của mình cho qua chuyện, thế nhưng toàn bộ sự việc trên lại trở thành hiện thực. Với cái cốt truyện ngu ngốc và nhân vật lố bịch đến như vậy thì một số người sẽ nghĩ “The Eminence in Shadow” chỉ là 1 tác phẩm tệ hại. Bản thân tôi cũng không biết được rằng bộ anime này có thuộc dạng “too bad it’s good” hay không, nhưng mà kệ nó, miễn là tôi có những giây phút được giải trí, được tràng cười sảng khoái là okay rồi.
Bên cạnh đó, tôi nghe nói rằng bản manga còn hài hước, biểu cảm nhiều hơn nữa so với anime. Đúng là bản anime đôi khi còn hơi nghiêm túc quá mức, tôi nghĩ là vẫn chưa khai thác hết tiềm năng về yếu tố hài châm biếm, nhưng mà tôi chưa có thời gian để đọc bản manga trong năm rồi, thôi thì để trong tương lai khi nào rảnh vậy.

13. Koukyuu no Karasu

Về tác phẩm này thì tôi cũng đã có viết 1 bài thể hiện cảm nghĩ của mình rồi. Tôi cho rằng “Koukyuu no Karasu” là một bộ anime đáng để xem bởi vì bối cảnh hiếm có trong anime và nhân vật chính dễ mến. Bài viết trên là dựa trên trải nghiệm vài tập đầu của tôi, về sau, chúng ta được giới thiệu phần “lore”, thế giới của tác phẩm, về nguồn gốc và mối liên hệ giữa “Quạ phi” và Hoàng đế. Những chi tiết quan trọng trên đã làm sáng tỏ số phận được định đoạt từ trước của nhân vật nữ chính và những đấu tranh nội tâm mà cô đã phải trải qua để chịu đựng sự cô độc.
Tôi nghĩ những sự giải thích về thế giới kể trên đã tạo thêm một điểm nhấn mới cho tác phẩm khiến cho khán giả càng thêm thích thú muốn tìm hiểu về lịch sử độc đáo, có sự kết hợp giữa thế giới phong kiến Trung Hoa đầy những sự xung đột với cả những hình tượng trong thần thoại, điển tích.
Bên cạnh đó, khán giả chúng ta cũng cảm thấy sự hân hoan, ấm áp trong lòng, khi mà nàng Thọ Tuyết với số phận nhiều bi kịch có được sự phát triển nhân vật, phát triển mối quan hệ với mọi người xung quanh mình, ngày càng mở lòng mình ra và trải nghiệm hạnh phúc của việc được quan tâm, che chở.

12. Akiba Maid Sensou

Lại một tác phẩm nữa đem đến nhiều sự bất ngờ cho tôi trong năm vừa rồi. Mỗi khi nghe đến từ “maid”, phản ứng đầu tiên của tôi đó chính là “cringe”. Những động tác để tỏ ra dễ thương và “moe, moe, kyun!” xem ra là quá mức so với tâm hồn hướng nội và ngại giao tiếp của tôi để có thể chịu đựng nổi. Tự biết bản thân mình đã có nhiều kỷ niệm không hề đẹp đẽ gì về sự vụng về, lúng túng trước đám đông và máy quay cho nên tôi không dám bén mảng đến bất kỳ quán maid cafe nào để có thể thêm vào những thứ đã làm mình chết trong lòng một ít mỗi khi đột nhiên nhớ về .

Cho nên, như một lẽ tự nhiên, khi xem đến bộ này tôi chỉ nghĩ rằng như bao bộ gái moe khác có lẽ chỉ cần xem 1 tập -> “di. e of cringe” và sau đó drop thôi. Thế nhưng cũng đã một khoảng thời gian 3 năm kể từ bộ Sarazanmai mà tôi bị shock trước tập đầu của 1 bộ anime đến như vậy bởi vì không thể nghĩ ra rằng từ “sensou” (ch. iến tranh) là mang nghĩa đen hoàn toàn chứ không phải là nghĩa bóng. Có thể nói tập 1 đã khiến tôi phải nằm cười lăn lộn bởi vì sự hòa trộn giữa 2 thứ hoàn toàn trái ngược nhau: ya. ku za và hầu gái tưởng chừng đầy ngẫu nhiên mà lại một cách tài tình đến như vậy. Về sau, khi khán giả đã quen với sự kết hợp trên thì những hứng thú khi xem cũng giảm đi. Thế nhưng vẫn có điểm thú vị, nằm ở sự nghiêm túc của dàn staff khi thực hiện sản xuất bộ anime, họ thực sự đã thuê một diễn viên lồng tiếng người Nga cho nhân vật có cùng quê hương và thuê những người du khách Nam Mỹ tại đại sứ quán Venezuela chỉ để lấy giọng cho nhân vật quần chúng ngoại quốc. Bên cạnh đó, dàn staff của P.A. Works cũng cố gắng thể hiện nội dung và truyền tải thông điệp về từ bỏ b. ạo lực và thù hận không khác gì một bộ phim hay game về ya. kuza thường thấy.
Studio P.A. Works từng được ca ngợi vì những tác phẩm được đầu tư phần hình ảnh tốt, nhân vật phong cách moe, dễ thương giống Kyoani, thế nhưng trong vài năm trở lại đây, họ đã có những lần bị “flop” nặng với một số bộ như Fairy gone hay Kamisama ni Natta Hi. Năm 2022 đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của P.A. Works với Ya Boy Kongming! bằng ý tưởng “độc lạ” đã khiến nhiều người phải thích thú và dĩ nhiên là Akiba maid sensou thậm chí còn điên rồ hơn nữa. Làm tôi cũng phải tò mò rằng điều gì đã diễn ra tại P.A. Works, làm sao mà họ có thể tìm ra được những ý tưởng như vậy? Cũng như làm cho tôi sẽ phải mong chờ những dự án trong tương lai sắp tới của họ.

11. Kumichou Musume to Sewagakari
10. Kotarou lives alone
9. Deaimon

Xin cho phép tôi được gộp 3 bộ anime ở trên để viết 1 mục chung luôn bởi vì chủ đề của những tác phẩm là khá tương đồng với nhau: về gia đình và chăm trẻ.
Còn nhớ trên “bốn chan” lúc trước hay có cái meme là mấy bộ về chủ đề “childcare” được chính phủ Nhật bản tài trợ sản xuất để khuyến khích người Nhật nói chung và otaku nói riêng sinh con nhiều hơn, nhằm cải thiện tình trạng suy giảm dân số. Tôi không biết cái thuyết âm mưu ở trên có đúng hay không nhưng mà có vẻ bản thân tôi đã “lọt hố” cái loại chủ đề này rồi.
Thay vì “self-insert” vào “main bá, giấu nghề” hay lạc vào thế giới khác kiếm harem như mấy bạn tuổi thiếu niên mới lớn đối với tôi là quá phi thực tế, thì tôi bây giờ chỉ muốn “self-insert” vào một người đàn ông trung niên có một cuộc sống đơn giản, ấm áp bên gia đình mà thôi.
Có vẻ như cuộc sống của 1 người trưởng thành nhiều thứ bận rộn lo âu đã làm tôi mùa anime nào cũng muốn thưởng thức một bộ slice of life để chìm đắm vào sự giản dị, trong lành của miền quê, để thư giãn đầu óc và tâm hồn của mình.
Bên cạnh đó mỗi tác phẩm cũng có những nét hay riêng, mà tôi nghĩ là cả 3 đều rất đáng để xem.
– Kumicho Musume: Kể về một tên ya. kuza khét tiếng bặm trợn, đáng sợ đã bị cảm hóa trở nên hiền lành, ân cần khi được đóng vai trò chăm nom con gái của ông trùm như là 1 quản gia hay bảo mẫu. Bộ anime có nhiều trai đẹp kiểu “bad boy” nên cũng “hơi gei”, có thể mấy bạn hủ sẽ thích. Nhưng mà theo tôi, điểm nhấn chính của tác phẩm đó là đề cao vai trò của gia đình trong việc cảm hóa, thay đổi những gã d. u côn có vẻ ngoài hung hăn, b. ạo lực trở thành người cha, người chồng thương yêu vợ con hết mực.
– Kotarou lives alone: Một bộ anime khá là buồn bã, kể về cậu bé Kotarou từng là nạn nhân của b. ạo lực gia đình và mồ côi mẹ khiến cậu bé phải sống 1 mình trong căn hộ nhờ vào tiền trợ cấp khi mẹ cậu qua đời. Tuy vậy, Kotarou vẫn tự tin và lạc quan sống tiếp và cậu bé rất là thông minh khiến cho hàng xóm ai cũng quý mến cậu. Tuy bộ anime nhiều lúc nhắc cho ta nhớ đến sự tội nghiệp của Kotarou bị thiếu thốn tình thương của đình, nhưng điều tôi thích đó là tác phẩm không bao giờ để sự buồn bã đó tồn tại quá lâu. Chỉ sau 1 lát, Kotarou lại được vây quanh bởi sự quan tâm của những người láng giềng tốt bụng, đặc biệt là cậu Karino, có thể nói đã trở thành một người cha thứ hai, tốt hơn nhiều so với cha ruột của bé.
– Deaimon: Tác phẩm này cũng kể về cậu Nagomu phải đóng vai trò như người cha đối với cô bé Itsuka đã bị cha mẹ ruột bỏ rơi. Thế nhưng bên cạnh đó, bộ anime còn có chủ đề về việc giữ gìn những giá trị truyền thống như nghề làm bánh ngọt của gia đình cậu nhân vật chính. Nhân vật Nagomu tự thân mình ra đi lập nghiệp ca hát nhưng bị thất bại đành phải về quê mà kế tục cửa hàng của gia đình nên lúc đầu không được coi trọng, thế nhưng cậu dần dần chiếm được cảm tình của những người xung quanh bởi vì sự tốt bụng của mình và việc luôn muốn giúp đỡ người khác. Bộ anime phải nói có phần hình ảnh mà tôi thích nhất trong cả 3 bộ có cùng chủ đề này, với phông màu ấm áp, nhẹ nhàng, nét vẽ giản đơn rất phù hợp với thể loại iyashikei (chữa lành) của tác phẩm. Làm cho sau khi xem xong, tôi cũng hứng thú muốn tìm hiểu và nếm thử những loại bánh ngọt của Nhật Bản.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button