AnimeAnime StudioIndustryNhững Vấn Đề Khác

ANIME & Sự So Sánh Vô Nghĩa.

Có lẽ đây là dịp thích hợp để chia sẻ chút góc nhìn của mình về một chuyện mình thấy rất thường xảy ra trong giới fandom khi nói về animation.

Đại loại như:”Giá mà studio X làm bộ này, họ làm chất lượng, art đẹp hơn hẳn studio Y”. Rồi có comment đáp lại:”Xời, X mà đẹp? Làm toàn CGI loè mắt, studio Z mới là hay!”

Chắc hẳn bạn đã đoán ra X không ai khác mà chính là Ufotable, trong khi Y và Z có thể là bất kì studio nào, nhưng tất nhiên, những studio thường được lấy làm ví dụ thường bao gồm Bones, Mappa, WIT/IG và vv … vốn là những studio cũng phần nào mang sự “chuyên hoá” về mảng hành động trong ngành CN anime.

Trước nhất là lời “bào chữa” cho Ufotable.

Hoạt hoạ của họ không chỉ có hiệu ứng CGI làm “loè mắt” thiên hạ, mà đan xen là sự đột phá giữa kỹ thuật hiện đại cũng như lối vẽ truyền thống. Mặt khác, với những đoạn sakuga được bậc thầy Nozomu Abe nhào nặn, thì bạn sẽ thấy Abe đã tự tay vẽ hiệu ứng 2d với rất nhiều layer chồng chất lên nhau trước khi qua các công đoạn douga và xử lý hình ảnh. Và chỉ ở Ufotable mới sở hữu đội ngũ douga lành nghề giàu kinh nghiệm để phát huy tối đa khả năng của Abe – điều mà bất kì studio nào khác trong ngành CN cũng không thể làm được!

Vd như đoạn sakuga “Excalibur” kinh điển giữa Rider và Saber với 16 layers chồng chéo hiệu ứng, đấy là những hiệu ứng được hoạt hoạ bằng 2d trước khi đem qua khâu douga và xử lý hình ảnh!
Bên cạnh đó, một phê bình thường thấy lên Ufotable là mảng hành động của họ khá “đơn giản”, họ không biết cách biên đạo hành động! Đây là một nhìn nhận cũng sai lầm không kém.

Trong quá khứ, Ufotable đã từng gây chấn động trong giới anime với “siêu phẩm” màn ảnh Kara no Kyoukai vào năm 2007 mà trong đó nổi bật là những cảnh hành động kéo dài với biên đạo võ thuật đẹp mắt đến từ Shiki. Nhưng kể từ khi họ chĩa mũi nhọn sang chuyển thể series Fate, thì họ đã tạo ra một phong cách rất riêng làm nổi bật studio so với những “đối thủ” khác. Những Anh Linh khi đi chinh chiến luôn mang lại các pha tỉ thí siêu thực, mãn nhãn và hoành tráng. Mà đã là Anh Linh, với sức mạnh như siêu nhân, phá tan cả thành phố thì cần cái gì phải múa võ như phim chưởng kiếm hiệp? Cái họ cần là những đòn đánh thể hiện nên uy lực không ai sánh nổi, cũng như tốc độ mà ngay cả khán giả cũng phải há mồm kinh ngạc khi chứng kiến.

Tuy nhiên nếu thích, thì họ vẫn có thể quay về thực hiện lại biên đạo phức tạp, như lúc Tengen múa võ đấu với Gyuutarou, từng đường nét hành động có sự ăn khớp, uyển chuyển kết nối nhau dù diễn ra với tốc độ chóng mặt. Thậm chí, Ufotable còn đi thêm bước nữa để hoà hợp CGI cùng lối hoạt hoạ 2d, tạo nên những hiệu ứng hớp hồn khán giả. Đây là thành quả của những con người ở Ufotable đã theo đuổi 20 năm, họ đã biến tấu CGI – điều tưởng như yếu điểm thành thứ vũ khí bậc thầy lợi hại.

“Ufotable chả có gì ngoài CGI/FX” là nhận định hết sức thiếu sự tôn trọng và thiếu hiểu biết đến với những cá nhân đã hết mình theo đuổi, cống hiến cho nghệ thuật trong hàng chục năm tại Ufotable.

Một số người “tỏ vẻ am hiểu” về sakuga thường phê bình Ufo “không biết” biên đạo các cảnh hàng động.
Và đây là Ufo hơn 10 năm trước.
Không phải vì họ không biết, mà đơn giản vì họ không muốn.

Thế Ufotable là nhất? Không hề!

Đây không phải là bài tán dương Ufo để dìm những studio khác. Sự đa dạng trong các kiểu hình nghệ thuật là yếu tố chính khiến anime trở nên hấp dẫn, được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới. Bones, WIT, Madhouse, WIT/IG, Mappa … ở họ đều có những cá nhân tài năng mang nhiều phong cách hoạt hoạ đặc sắc khác nhau.

Tại sao ta phải so sánh hơn thua, hay áp đặt một lối hoạt hoạ mà bạn thích lên những studio còn lại? Tại sao ta không thể tận hưởng được sự phong phú và đa dạng mà mỗi studio mang đến? Anime manga phát triển ra thế giới phần lớn cũng vì những chủ đề truyền tải không giới hạn độ tuổi, giới tính, văn hoá và phong tục. Bạn là ai, hay ở bất kì nơi nào cũng đều có thể tìm được những tác phẩm yêu thích tâm đắc, thì kiểu hình và phong cách trong hoạt hoạ cũng như vậy đấy thôi.

Ufotable thu hút khán giả với những pha tỉ thí siêu thực, long trời lở đất đầy mãn nhãn, hay KyoAni tinh tế trong từng đường nét biểu cảm và diễn hoạt nhân vật, Bones nổi danh với những tác phẩm hành động kinh điển mang dấu ấn biên đạo nhiệm màu từ huyền thoại Yutapon, hay sự tham vọng được thể hiện qua phong cách hoạt hoạ bùng nổ từ đội ngũ ở Mappa … Trên hết, rất nhiều những animator tài giỏi hiện nay đều hành nghề tự do mà không bị trói buộc với studio nào nhất định, khiến sự so sánh giữa đa phần các studio càng trở nên vô nghĩa.

Nhìn chung thì đấy là những gì mình muốn chia sẻ đến với cộng đồng sakuga fan VN nói chung. Thay vì so sánh và tị nạnh hơn thua sự khác nhau giữa phong cách các studio, thì ta hãy có góc nhìn thoáng hơn về hoạt hoạ Nhật Bản.

Bài này cũng là bài debunk nhỏ nhỏ về Ufo “chỉ biết xài fx cgi”. Trong những thước phim tài liệu đc Ufo chia sẻ thì bạn sẽ thấy cả fx cũng đc chia layer 2d vẽ tay chứ ko chỉ dùng mỗi CGI. Đỉnh điểm là KA của Abe với 16 layers chồng chất lên nhau.

Đơn giản vì sakuga là nét văn hoá ai cũng thưởng thức được!

alonelycomet

Một fan cuồng của Kyoto Animation và Makoto Shinkai.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button