Anime StudioIndustry

AI Trong Anime .ft WIT Studio

Hồi 2021 WIT có từng đăng bài viết về quá trình sản xuất của bộ Vivy – Fluorite Eye’s Song. Ở đây họ có giới thiệu các giai đoạn để một frame trong anime từ sản xuất cho đến khi lên sóng nó sẽ như thế nào: bắt đầu từ Key Animation > Lên màu > Hiệu ứng đặc biệt (SFX) > Photography. Nhưng ở đây WIT lại để SFX là “A.I Special Effects”. Vậy ý nghĩa đằng sau của thuật ngữ mà họ dùng ở đây là gì?

                Để trả lời câu hỏi này chúng ta sẽ tìm hiểu qua về quy trình lên màu một key animation nhé. Trong hoạt hình 2D các key frame sẽ thường sẽ được lên màu bằng phương pháp tô màu theo cel. Đây là phương pháp lên màu phẳng, bo viền cứng, không blur. Và công việc của SFX là thêm những hiệu ứng màu mà không dùng được bằng phương pháp cel, có thể dễ dàng biết tới đó là hiệu ứng má ửng hồng, blend màu kim loại, hoặc các hiệu ứng như khói, etc…

                Ở những thời kì trước khi mô hình vẽ trên giấy còn phổ biến, những hiệu ứng này được tạo ra bởi những họa sĩ phụ trách tô màu bằng cách sử dụng Airbrush. Ngày nay với sự hiện đại hóa về công nghệ, những hiệu ứng này hoàn toàn có thể dùng những phần mềm như Photoshop hay Clip Studio Paint để tạo ra. Cũng nhờ sự phát triển đó mà SFX cũng có thể do nhóm “Photography” xử lý để tiện với công việc composition của họ.

                Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù cả “SFX” và “Photography” đều có thể giúp nâng cao sự hoàn chỉnh của cel màu nhưng chúng hoàn toàn là 2 role riêng biệt. Cách phân biệt cũng rất dễ: nếu việc xử lý cel được thực hiện bằng After Effects thì đó là “Photography”, và ngược lại nếu việc đó được xử lý bằng cách vẽ thủ công thì nó là “SFX”.

                Mặc dù với sự hiện đại hóa với những phần mềm tiên tiến hơn, “SFX” thường vẫn sẽ được xử lý thủ công – họa sĩ sẽ vẽ từng key animation một. Và tất nhiên điều này sẽ tốn rất nhiều công sức.

Key Animation 

Shiage

Special Effect

Photography

Tuy nhiên, đã có nỗ lực áp dụng “SFX” cho các khung hình chuyển động trong “Kabaneri of the Iron Fortress”, nơi họ thêm các hiệu ứng này theo cách thủ công vào từng khung hình bằng TVPaint, và đặt tên vị trí là “Makeup Animator”. Về cơ bản vai trò này nó tương đương với SFX.

                Có lẽ tới đây các bạn đã hiểu vai trò của SFX là gì. Quay trở lại với  Vivy – Fluorite Eye’s Song, vị trí Special Effect lại được đặt là A.I Special Effect. Có thể nghe qua các bạn sẽ nghĩ ngay tới việc sử dụng A.I để can thiệp vào quá trình tô và xử lý màu, và mình cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng sau khi tìm hiểu và tham khảo một số animator  Nhật thì mình mới thấy rằng đây rốt cục chỉ là cách chơi chữ của team production. Bởi vì chủ đề của nó là về A.I  nên những SFX này được phía production áp dụng chủ yếu cho những nhân vật là A.I, nên ý nghĩa trên credit nó là “Hiệu ứng đặc biệt áp dụng cho nhân vật A.I”. Còn quá trình tạo SFX thì vẫn bằng tay trên những phần mềm vẽ nhé.

Trên trang Twitter họ cũng đề cập rằng “Quá trình xử lý các hiệu ứng đặc biệt cho các nhân vật AI mất rất nhiều thời gian, cần tới ba ngày ngay cả đối với một hình ảnh tĩnh”. Vì vậy toàn bộ tập phim đều được vẽ từ chính tay của các animator từ khâu tô màu cho đển khi hoàn thành xử lý photography. Nếu nó được thực sự xử lý bằng AI thì không thể nào mất tới 3 ngày được, vì điều này không cải thiện được hiệu quả cho toàn production.

                Ngoài ra vai trò “A.I Special Effects” và “Make-up Animator” đều được WIT đảm nhận. Họ thường sẽ dùng TVPaint để thực hiện một cách tỉ mỉ những hiệu ứng đặc biệt này. Do đó WIT thường có xu hướng đặt những tên role rất là edgy và sáng tạo của riêng mình, vì họ tự tin vào cách xử lý thủ công của mình.

鈴華 勇太

VN-JP Animator currently working for Pierrot Studio.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button