Dandadan – Shuuto Enomoto CINEMA.
Có nhiều ý kiến nhận định anime ko cho thấy cảnh người mẹ nh.ảy lầu là do bị kiểm duyệt, hoặc do bên studio ngại cảnh “dã man”. Tuy nhiên mình có nhận định khác, theo mình thì phân cảnh trong anime được thực hiện còn ám ảnh hơn.
Người đảm nhận storyboard của tập này là Shuuto Enomoto. Tuy đây là tập anh chính thức debut trong tư cách là một storyboarder nhưng Enomoto đã có lịch sử tham gia khá nhiều các tác phẩm đặc sắc như Little Witch Academia, Your Name, Flip Flappers, Heike Monogatari, Heavenly Delusion … Nói một cách khác thì Enomoto đã quá quen thuộc về mặt visual storytelling do có kinh nghiệm làm cùng những tên tuổi lẫy lừng khác.
Và đến với tập tuần này của Dandadan thì thế mạnh về mặt kể chuyện hình ảnh của Enomoto được phát huy tối đa.
Ở đây có 2 chi tiết mình rất ưng ý, nâng tầm cho cả đoạn cảnh. Trước nhất là cảnh pan shot của cả hai người. Đây là cảnh hai mẹ con trong ký ức cùng nhau tận hưởng giây phút hạnh phúc nhất. Bình thường thì đoạn cảnh này sẽ sử dụng góc quay tầm trung để bao quát cả hai. Nhưng Enomoto ko làm vậy mà thay vào đó, camera tiếp tục được xoay góc 360 độ nối liền (pan-shot), tạo nên sự liên kết ngoạn mục, như thể các đoạn cảnh diễn ra chỉ với “một lần bấm máy” (kỹ thuật pan shot xen lẫn hidden cuts như vầy được Mamoru Hosoda sử dụng rất hiệu quả trong Wolf Children).
Điều đặc biệt ở đây, ko như pan shot thuần tuý (cảnh góc lia đc ghi hình theo chiều “phẳng”), thì pan shot này đã được Enomoto “biến thể” bằng cách cho cho góc máy xoay vòng, với ống kính đặt gần nhân vật hơn. Tái tạo nên cảm giác chúng ta – khán giả – không chỉ là bên quan sát chứng kiến, mà thật sự “sống cùng” với nhân vật, trải nghiệm những giây phút hạnh phúc nhất của họ (mình có kèm vid bên dưới bình luận để bạn thấy rõ hơn). Phiên bản biến thể của pan shot này cũng có sự kết nối đến góc nhìn của người mẹ – là một vũ công ballet thì cô hay xoay người trong những điệu nhảy, góc quay cũng tái lập lại cảm giác cả thế giới đang “xoay vòng” theo câu chuyện của hai mẹ con.
Chi tiết thứ 2 là ở đoạn người mẹ múa ballet. Kết cảnh có một cut, khi người mẹ ngả đầu ra sau, hãy chú ý đến phần cảnh nền, ta thấy các vì sao “biến dạng”, để lại dư ảnh – những vệt dài cong cong trên nền trời. Ở đây ta có thể nghiệm ra rằng, tuy camera đang “dính cứng” với chủ thể được quay, nhưng chủ thể ko đứng yên, mà đang di chuyển với vận tốc cực nhanh. Thật sự thì dụng ý cảnh này khá là … rõ ràng với một tiếng “bịch” to đùng cùng màn hình hoá đen. Đây là những giây phút cuối cùng lúc người mẹ đang … rơi tự do. Tất nhiên nếu chỉ cho thấy cảnh người mẹ nh.ảy lầu ra toà nhà cao tầng nào đó, uhm thì mình cũng buồn, cũng bất ngờ, nhưng … chơi quả rơi tự do như này thì mình bị ám ảnh luôn .
Mặt khác, thể hiện cảnh múa ballet như vầy cũng hay thêm ở chỗ, thay vì cho thấy rõ người mẹ nh.ảy lầu, thì cả đoạn cảnh “trông như một giấc mơ”, người xem ko thật sự rõ nó có xảy ra hay ko, dù biết rằng người mẹ đã qua đời. Và điều này cũng phần nào tạo tính logic với đoạn cảnh trước đó: bị vấp ngã trên đường, hình ảnh cuối cùng là nằm thiếp xuống trên chính vũng m.áu của mình. Sẽ hơi … phi logic khi người mẹ đủ sức cuốc bộ lên toà nhà cao tầng nào đó, múa rồi … nhảy. Một sự thay đổi vừa tinh tế, mà lại cũng quá ám ảnh.
Sẽ là thiếu sót lớn nếu ko nói về phần âm nhạc xuất sắc được Kensuke Ushio đảm nhận. Ushio là một trong những nhà soạn nhạc mình yêu thích nhất hiện tại bởi khả năng thổi hồn vào câu chuyện qua các bản nhạc giàu cảm xúc (Silent Voice, Liz, Heike, CSM, Bokuyaba …), nhiều nốt ngân dài, da diết với giai điệu sâu lắng ghìm chặt lấy con tim.
Quả thật là CINEMA, tập anime hội tụ gần như trọn vẹn tất cả yếu tố, từ câu chuyện cảm động, cho đến hoạt hoạ biểu cảm và phần âm nhạc “sầu khó tả” đủ để lay động lòng người. Dù page gần đây dùng từ cinema hơi nhiều, nhưng đơn giản là mình cảm thấy xứng đáng thôi .