Industry

Anime kiếm tiền như thế nào .ft Sousou no Frieren.

Làm anime không phải là chuyện dễ. Một dự án thường có sự tham gia của rất nhiều bên khác nhau chứ không chỉ từ mỗi một studio nhất định, và đặc biệt là cần nguồn vốn không nhỏ để chi trả cho chi phí sản xuất. Để thành lập một dự án anime thì bên khởi xướng sẽ đề xuất kế hoạch, sau đó họ kêu gọi góp vốn. Những bên khác nếu thấy khả năng thành công và có cơ hội kiếm lợi nhuận nhiều qua dự án anime thì họ sẽ chung tay góp vốn. Và kết quả là uỷ ban sản xuất (production committee) được ra đời.

Nếu tác phẩm thành công, một thành viên của uỷ ban sẽ thu về được số lợi nhuận tỉ lệ thuận tương ứng với số tiền họ đã đóng góp vào dự án, hay nói một cách khác thì “càng bỏ ra nhiều thì càng ăn nhiều”. Hình thức “uỷ ban sản xuất” này cũng làm giảm thiểu tính may rủi nếu một tác phẩm gặp thất bại, những nhà đầu tư chỉ phải gánh một phần thất thoát – là phần của họ bỏ vào chứ ko phải gánh toàn bộ như nếu chỉ có một bên ôm hết.

Những thành viên trong uỷ ban sẽ có cách thức kiếm tiền theo lĩnh vực của họ sử dụng hình ảnh của tác phẩm. Lấy vd, một thành viên sản xuất đồ chơi / tượng nhân vật sẽ đưa ra những mẫu hàng sử dụng hình ảnh nhân vật trong tác phẩm để bày bán, số lợi nhuận họ thu về sẽ tuỳ vào mức đóng góp của họ cho uỷ ban, phần còn thừa sẽ được chia cho các thành viên khác tuỳ vào ký kết được định sẵn.

Mình sẽ lấy Sousou no Frieren làm vd cụ thể. Uỷ ban của Frieren bao gồm (theo thứ tự lớn nhất đến bé nhất): Toho, Shogakugan, NTV, Madhouse, Aniplex và Dentsu.

Như vậy ta có thể thấy chính Toho là bên dẫn đầu uỷ ban thực hiện Frieren, và chính họ cũng là bên đề xuất chuyển thể nên Frieren. Thực tế thì tầm ảnh hưởng của họ còn đi khá sâu vào đội ngũ sản xuất khi cử Takashi Nakame (một nhà sx hoạt hoạ trực thuộc Toho Animation) làm việc trực tiếp bên cạnh Fukushi của Madhouse. Đây là chuyện dễ hiểu vì Frieren là một dự án tầm cỡ với độ dài hơn 2cour thông thường (28 tập), một mình Fukushi dù tài năng nhưng cũng khó lòng tự mình kham nổi nếu muốn đảm bảo chất lượng xuyên suốt tác phẩm. Là bên đứng đầu và chủ trì dự án thì Toho sẽ có quyền hạn quản lý “bản quyền” của phiên bản anime. Họ có thể bán bản quyền công chiếu anime cho những đối tác streaming như Crunchyroll, Bilibili, và với những bạn ở Việt Nam thì hẳn cũng không xa lạ gì với Muse Asia phải ko?

Shogakugan có mặt ở uỷ ban là chuyện hiển nhiên, dọ họ là NXB gốc của tác phẩm Sousou no Frieren. Anime là một hình thức PR quá tốt để thúc đẩy mạnh doanh thu manga. Chỉ trong một thời gian ngắn khi anime công chiếu, số lượng manga đã bán được đẩy lên hơn gấp đôi so với con số trước đó khi anime chưa ra mắt. Và tất nhiên, mọi nguồn doanh thu đều phải trả một chi phí nhỏ gọi là “phí tác quyền” (royalty fee) cho tác giả bộ truyện – đến đây thì lại thêm vấn đề về thoả thuận giữa tác giả và NXB, nhưng điều này nằm ngoài chủ đề mình đang bàn tại post này nên sẽ bỏ qua.

NTV (Nippon TV) là một trong những nhà đài “cổ thụ” của Nhật (đồng thời cũng là “cty mẹ” của Madhouse với 95% cổ phần sở hữu). Một tác phẩm chất lượng sẽ thúc đẩy “đánh giá tích cực” từ khán giả theo dõi, cũng như nhiều khán giả mở kênh vào khung giờ nhất định thì tiền quảng cáo mà nhà đài nhận đc sẽ càng hậu hĩnh hơn.

Uỷ ban còn có sự góp mặt của chính studio thực hiện là Madhouse. Madhouse rất tự tin về sự thành công của Frieren nên họ tự tay góp một phần vốn, điều này có nghĩa, họ sẽ kiếm được một phần lợi nhuận mà tác phẩm thu về tỉ lệ thuận với nguồn vốn đóng góp của họ dành cho tác phẩm. Một studio nếu ko có mặt ở uỷ ban thì chỉ nhận được nguồn kinh phí định sẵn, nếu sử dụng tốt nguồn này thì họ sẽ sinh lời đc một ít, còn nếu vung tay quá mức họ sẽ phải bù vào bằng túi tiền của họ, gây thất thoát nguồn thu. Ngoài ra, họ còn có thể kiếm thêm thu nhập bằng doanh số bán đĩa, cũng như % từ tiền bản quyền streaming mà Toho bán được cho những nền tảng trực tuyến.

Và nhắc đến uỷ ban thì ko thể ko nhắc đến Aniplex. Ngoài những dự án chủ lực của riêng họ, Aniplex còn vươn tay khá xa đến rất nhiều những dự án anime khác nhau. Với Frieren, tuy ảnh hưởng và sự đóng góp của họ không nhiều (đứng gần bét trong uỷ ban) nhưng ta có thể thấy rõ các bài nhạc trong tác phẩm (như bài OP Yuusha, hoặc ED Anytime Anywhere) đều được Aniplex cung cấp nghệ sĩ của họ (cả Yoasobi và Milet đều trực thuộc nhãn ghi âm SME – S.ony Music Entertainment). Là dịp khá tốt để vừa quảng cáo cho album đơn, cũng như danh tiếng ca sĩ tham gia.

Cuối cùng là Dentsu, một tập đoàn quảng cáo với mạng lưới toàn cầu. Họ sẽ sử dụng hình ảnh từ anime để cộng tác với các nhãn hiệu và mặt hàng khác nhau. Lấy vd như sử dụng hình ảnh nhân vật để quảng cáo níu khách vào siêu thị, hay khách sạn, nhà hàng, và cả những mặt hàng hoá điện tử như tai nghe và vv …

Tất nhiên, không chỉ giới hạn bởi lĩnh vực chuyên môn của mỗi thành viên, tuỳ vào bản hợp đồng mà họ có thể sử dụng hình ảnh anime và nhân vật không giới hạn hình thức. Vd như đối với KyoAni và Ufotable thì họ còn có thể in ấn tạp phẩm ăn theo hình ảnh để kiếm thêm nguồn thu nhập cho studio chứ ko chỉ phụ thuộc vào tiền vốn ban đầu hay tiền hoa hồng tác quyền từ uỷ ban sản xuất. Nếu một cty khác không nằm trong uỷ ban mà muốn sử dụng hình ảnh của anime nói chung, họ sẽ phải trả phí tác quyền cho uỷ ban theo % thoả thuận (vd bán bức tượng giá 12k yen thì trả lại 3-4k yen cho uỷ ban chẳng hạn, vv…).

Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của uỷ ban sản xuất trong anime, và những hình thức mà anime kiếm được lợi nhuận.

alonelycomet

Một fan cuồng của Kyoto Animation và Makoto Shinkai.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button