AnimePhân Tích Nhiều Kì

Sousou no Frieren 21 – Phân tích & bình luận.

Quả là không uổng công chờ đợi!! Sau 3 tuần outsource liên tiếp, kèm thêm một tập low priority để xây dựng nền móng, thì cuối cùng khán giả cũng đc dịp diện kiến một tập “tuyệt cú mèo” đến từ đội ngũ inhouse của Madhouse.

Nếu đã đọc qua bài phân tích về production kì trước của mình, bạn cũng sẽ hình dung được làm anime ko phải là chuyện dễ dàng, đặc biệt với tình hình sản xuất gấp rút của Frieren. Điều này tạo nên gánh nặng trên vai đội ngũ thực hiện, nhất là ở cour thứ 2 để họ có thể điều chỉnh lịch trình, cũng như phân bổ nguồn tài nguyên hợp lý. Rất nhiều tác phẩm có khởi đầu tốt, nhưng sang đến cour 2 thì tuột dốc cực thảm (nếu bạn vẫn còn theo dõi Shangri-La sẽ nhận ra điều này), và đây là chuyện thường thấy trong bất kì production nào (tất nhiên là ngoài trừ KyoAni).

Để đối phó với khối lượng công việc và tiến trình khắc nghiệt, thì bên studio thường đề nghị thực hiện với hình thức “split-cour” (2 cour chiếu cách mùa), như Mushoku Tensei của studio Bind. Có thời gian giãn cách một mùa sẽ tất nhiên giúp dàn nhân sự dễ thở hơn, cũng như có thời gian chỉn chu hơn ở mặt chất lượng. Trong trường hợp của Frieren, bạn có thể thấy sự mạo hiểm của đội ngũ sản xuất: 28 tập với 4 tập chiếu sớm, và chiếu liên tục xuyên suốt 2 mùa cạnh nhau. Dù cour 2 mở đầu với chuỗi 3 tập được outsource, kèm theo một tập low priority, nhưng tổng thể chất lượng vẫn rất cao. Và tập high priority của ngày hôm qua thì hỡi ôi, tuyệt cú mèo luôn! Cũng phải thôi vì Madhouse đang sở hữu một trong những production line xuất sắc nhất ngành CN anime hiện nay dưới trướng Fukushi. Thậm chí họ còn kéo theo Takashi Nakame vào phụ vốn là nsx hoạt hoạ “chuyên trị” những dự án movie lớn.

Tập 21 được Kota Mori đảm nhận SB/ED, với sự tham gia của trio Nagasawa, Yoshikawa, Iwasawa trong vai trò AD nên khỏi phải bàn về mức độ ưu tiên tập.

Một trong những yếu tố làm nổi bật Frieren với mình so với những tác phẩm fantasy khác, là phép thuật trong tác phẩm mang sức hút “tự nhiên”, không màu mè nhưng lại hiệu quả. Có những phép thuật vận dụng môi trường xung quanh làm nguồn sức mạnh, như phép điều khiển nước của Kanne, hay như phép điều khiển đất của Richter. Tập này mang đến nhiều chi tiết quan trọng về hệ thống phép thuật trong tác phẩm. Mana không phải là yếu tố duy nhất quyết định sức mạnh các pháp sư, mà còn phụ thuộc vào trí “tưởng tượng”, cũng như kinh nghiệm thực chiến của họ. Nếu họ không hình dung được tính khả thi của một sự việc, thì họ sẽ không thể thi triển được phép liên quan đến sự việc đấy. Hay nói một cách khác thì trí tưởng tượng của họ bị giới hạn bởi sự phát triển về mặt khoa học và công nghệ ở thời đại họ sống. Đây là một hệ thống rất hay để “kiểm soát” nguồn sức mạnh của nhân vật, tránh “lan tràn” gây mất cân bằng sức mạnh phép thuật. Lấy vd, dù biết nước có trong cơ thể người nhưng Kanne vẫn không thể hình dung được chúng nằm ở đâu trong m.áu, tuần hoàn ra sao. Và dù sức mạnh Kanne là rất lớn nếu cô có thể tận dụng được trữ lượng nước từ sông, hồ trong môi trường tự nhiên, nhưng vẫn có cách “đặc trị” như ông chú Richter đã làm: đẩy cao mặt đất để cô lập Kanne khỏi nguồn sức mạnh này.

Trường hợp ngoại lệ là phép thuật của những “hiền nhân huỷ diệt” – những hiểu biết hoàn toàn nằm ngoài phạm trù loài người có thể hình dung được.

Đến cảnh ăn tiền nhất trong cả tập: Frieren hoá giải thành công kết giới của Serie. Tất cả mọi thứ được xây dựng để dẫn đến giây phút này! Ngay từ những tập trước khán giả đã có thể nghe được tiếng mưa rơi chạm trên bề mặt kết giới, cũng như những lời nhận xét về kết giới được Serie tạo ra là bất diệt như thế nào. Frieren là trường hợp hiếm hoi có những cảnh cao trào, ấn tượng không hoàn toàn phải là những cảnh đối kháng hành động, mà là những cảnh “nghe thì có vẻ bình thường” (như khi Frieren hù Aura bằng lượng mana giấu kín rồi đưa ra mệnh lệnh, hay lúc phá đi kết giới của Serie) nhưng lại được đội ngũ thực hiện chăm chút về chi tiết, xây dựng từng li từng tí qua nhiều tình tiết gắn kết nhau nhằm tạo độ hype. Để khi hé lộ thì tất cả mọi sự kiện như hoà hợp, cùng cấu thành bức tranh hoàn chỉnh, làm khán giả vỡ oà trong thích thú. Cũng phải nhắc đến phần nhạc mang âm hưởng hào hùng được Evan Call biên soạn riêng cho mỗi đoạn cảnh, góp phần nâng tầm trải nghiệm!

Còn 7 tập nữa là kết thúc, công việc của dàn inhouse tại Madhouse vẫn chưa dừng lại đâu, vẫn còn một tập high priority nữa và thậm chí còn đỉnh hơn tập tuần này. Nóng lòng chờ quá 🤣.

alonelycomet

Một fan cuồng của Kyoto Animation và Makoto Shinkai.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button