AnimePhân Tích & Cảm Nhận

Sousou no Frieren – Cách “thổi hồn” vào dàn nhân vật fantasy điển hình, sử dụng “điểm yếu” làm thế mạnh.

Sousou no Frieren chắc hẳn là một bộ anime không cần phải giới thiệu gì nhiều, là một trong những cái tên hot nhất của anime mùa thu 2023, cũng như sẽ là một ứng cử viên sáng giá cho danh hiệu anime hay nhất năm nay. Mà trong page có bác v4v cũng đã làm việc quảng bá vô cùng nhiệt tình giùm tôi rồi với vô số bài viết khác nhau về tác phẩm này. :v Bản thân tôi sau khi đọc manga thì cũng đã có viết 1 bài để khen ngợi về mặt “narrative” – phong cách dẫn chuyện vô cùng đặc sắc của tác phẩm, cho ta góc nhìn của nhân vật chính Frieren một cách chân thực và sống động nhất, thông qua những ký ức, sự hoài niệm ngọt ngào của cô mà những con người lúc đầu tưởng chừng như xa lạ lại dường như được sống lại, hiện lên một cách thật là chân phương, gần gũi. Các bạn nếu muốn tìm hiểu nhiều hơn về những sự thú vị trong cấu trúc của cốt truyện cũng như phong cách mà tác giả đã dẫn dắt người đọc/ người xem xuyên suốt câu chuyện thì có thể đọc lại bài viết kia của tôi.

Còn ở trong bài viết này, tôi chỉ muốn bàn luận thêm về mảng xây dựng nhân vật trong Sousou no Frieren. Bởi vì mỗi khi xem bộ anime tôi luôn cảm nhận thấy một thứ cảm giác khá là rõ ràng lan tỏa từ tác phẩm, đó chính là sự hoài niệm. Việc này cũng đơn giản thôi, là do phong cách dẫn chuyện của bộ anime bao gồm sự đan xen giữa những tình tiết của quá khứ và thực tại. Có thể nói chuyến hành trình của cô nàng Frieren là chuyến hành trình đi qua những miền ký ức của 10 năm quý giá ít ỏi đối với cô. Cho nên xét trên một phương diện nào đó thì đây cũng giống như 1 “nostalgia trip” chuyến hành hương tìm lại những cảm xúc vui buồn đẹp đẽ dường như đã bị đánh mất mãi mãi. Thế nhưng tác phẩm không hề diển tả sự hoài niệm một cách tiêu cực như là “căn bệnh nhớ nhà’’ làm hủ.y ho.ại từng chút một tinh thần của con người mà lại xem nó như là động lực để mà Frieren có thể truyền đạt những phẩm chất, giá trị cao đẹp của người mà cô thương đến với những thế hệ sau.

Bên cạnh mặt nghệ thuật dẫn chuyện thì tôi cho rằng sự hoài niệm cũng đến từ những motif hình mẫu quen thuộc mà tác giả đã sử dụng để xây dựng nên dàn nhân vật đáng nhớ. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được câu chuyện anh hùng di. ệt qu. ỷ vương, với tổ đội gồm một anh hùng là con người, 1 pháp sư yê. u tinh, một c.hiến b.inh người lùn và 1 tư tế là theo sát với những yếu tố xây dựng thế giới và nhân vật fantasy thường thấy trong những dòng game JRPG kinh điển (classic) như là Dragon Quest. Và từ những lớp NPC điển hình như trên, làm thế nào để tác giả có thể thổi hồn vào họ, cho ta những nhân vật đa chiều và đáng mến đến như vậy? Tôi nghĩ cái hay ở đây đó chính là cách mà bộ anime đã thể hiện “điểm yếu” của từng nhân vật.

Sau khi xem anime đã được nhiều năm, tôi mới nhận ra một điều rằng: “Nhân vật hoàn hảo không có điểm yếu thì nó buồn chán đến như thế nào!”.

Những nhân vật có vô vàn điểm yếu bị xem là cặ. n b. ã của xã hội ở phần đầu của bộ anime lại có thể là cơ sở để tạo nên những chuyến hành trình chuộc tội tuyệt vời. Đối với tôi những điểm yếu cũng giống như điểm mạnh chỉ là những thành phần tạo nên cá tính của nhân vật mà thôi, điều quan trọng là nằm ở sự thay đổi của nhân vật đó xuyên suốt tác phẩm ngày một trưởng thành hay phức tạp hơn. Thế nhưng những ví dụ như nhân vật Rudeus thì tôi hoàn toàn hiểu được tạo sao lại gây nhiều tra.nh c.ãi đến như vậy. Cho nên lần này có thể xem Sousou no Frieren như là một minh chứng nhẹ nhàng, ôn hòa hơn nhiều về việc vận dụng điểm yếu trong cách thể hiện sự phát triển của nhân vật.

Chúng ta hãy bắt đầu với đoạn mà Stark phải chiến đấu với 1 con rồng để bảo vệ ngôi làng mà cậu quý mến. Tôi cho rằng studio Madhouse đã hoạt họa vô cùng tốt cách mà Stark đứng nhìn con rồng từ phía trên và tay cậu run bần bật. Họ đã diễn tả cảnh này theo hướng rất là chân thật chứ không phải theo hướng hài hước, vui nhộn. Khác biệt với hình mẫu của một nhân vật chi.ến bi.nh trong thế giới fantasy, Stark lại là 1 kẻ nhát gan, mặc dù đã luyện tập rất nhiều, và được pháp sư mạnh mẽ như Frieren ở đằng sau hỗ trợ, thì Stark vẫn không thể che dấu nỗi dáng vẻ sợ sệt của mình.

Giây phút của sự thành thật này được tôi gọi là “khoảnh khắc nhân vật’’ (character moment) của Stark, nó giúp cho động lực của nhân vật này lớn hơn hẳn khi mà cậu ta vượt qua nổi sợ của chính mình để mà chiến đấu bảo vệ người khác. Ở một số bộ anime khác, chúng ta cũng có thể thấy có những nhân vật có điểm yếu nhát gan giống như vậy, thế nhưng lại được sử dụng như là 1 “quirk” – đặc điểm nhận dạng để phân biệt với các nhân vật khác và hay được thể hiện theo kiểu hiệu ứng hài hước đơn thuần. Thế nhưng khi mà Frieren nhớ lại việc chi.ến bi.nh vĩ đại Eisen cũng đã từng run bần bật giống như vậy khi phải đối mặt với những quái vật hùng mạnh, tôi nghĩ tác phẩm đã thực sự biến sự nhát gan thành một điểm mạnh của nhân vật bằng việc vượt qua trope của những nhân vật ch.iến bi.nh và truyền tải một thông điệp đầy ý nghĩa rằng chi.ến bi.nh không phải là cứ phải tỏ ra mạnh mẽ mọi lúc mọi nơi, mà điều quan trọng đó là không được bỏ cuộc, đánh bại nỗi sợ sệt, chùng bước ở trong tâm mình.

Thế còn Himmel, cậu ta có vô vàn những điểm tốt như sự tốt bụng, lòng vị tha, nhân ái và tinh thần trọng nghĩa khí, thế nhưng tác giả cũng không ngần ngại làm “lộ tẩy’’ căn bệnh tự luyến kinh niên của cậu :v, khi mà bất cứ nơi nào mà đoàn dũng sĩ đi qua, cậu đều yêu cầu dân làng tạc tượng của mình và các thành viên trong đội. Đây có vẻ là một việc mang hơi hướng ích kỷ và tự đại thế nhưng Himmel đã cho ta một lý do hoàn hảo cho hành động của cậu: là vì cậu không muốn Frieren phải cảm thấy cô đơn khi mà dòng thời gian trôi qua nhanh chóng chia cách 2 người thì hãy xem những bức tượng đó như là bạn đồng hành trên những nẻo đường mà cô nàng đi qua. Thật là một lời thoại đầy ngọt ngào không những thể hiện tình cảm mà chàng dũng sĩ dành cho cô mà còn là sự vững tin rằng Frieren chắc chắn sẽ quý trọng chuyến hành trình 10 năm ngắn ngủi để mà có thể tìm về lối xưa, chốn cũ in dấu những kỷ niệm đó một lần nữa. Bằng một cách nào đó mà ta lại không thể ghét Himmel vì cái tính tự luyến của cậu được mà ngược lại còn cảm thấy thêm phần thích thú với nhân vật này hơn thông qua cái lý do quá đỗi là đáng yêu đến như vậy.

Một chi.ến bi.nh hay sợ sệt, run rẩy, một vị anh hùng không rút được thánh kiếm, không phải là kẻ được chọn, bộ anime đi ngược lại những tropes – tình tiết quen thuộc của những dạng nhân vật điển hình không phải chỉ để tỏ ra khác biệt mà theo tôi còn truyền đạt được những thông điệp đầy ý nghĩa về những phẩm chất cao đẹp tạo nên giá trị chân thật sâu bên trong mỗi con người. Không những vậy, tôi cho rằng, tác phẩm cũng đã khám phá, cho ta một cái nhìn mới mẻ về những khái niệm thân thuộc trong thế giới fantasy, ví dụ như là phép thuật. Đối với cô bé Fern, phép thuật cũng chỉ là một thứ công cụ giúp cô trở nên có ích hơn đối với vị ân nhân đã cứu mạng mình – tư tế Heiter. Tương tự như vậy, Frieren trước khi gặp nhóm anh hùng cũng chỉ tập trung rèn luyện phép dồn nén mana làm sao để có thể đánh bại lũ qu. ỷ d. ữ một cách hiệu quả nhất mà thôi. Chắc hẳn sau khi Heiter qua đời, cô bé Fern đã phải cảm thấy hụt hẫng, giờ đây mục đích ban đầu của em học phép thuật để có thể giúp ích cho người đã cưu mang mình không còn có ý nghĩa gì nữa. Cho nên em đã hỏi Frieren: “Tại sao ngài lại dành nhiều tâm huyết đối với phép thuật đến như vậy ạ?”.

Sự thật rằng Frieren vẫn luôn luôn tiếp tục tìm tòi, sưu tầm những loại phép thuật khác nhau ngay cả sau khi đã đánh bại m.a vư.ơng, đã thể hiện rằng phép thuật đối với cô hơn cả việc chỉ là một công cụ đơn thuần. Frieren cũng có thể biết được điểm yếu của bản thân đó là sự lãnh đạm, ít có khả năng bộc lộ trực tiếp những xúc cảm trông tâm, một sự hạn chế để bù lại cho đặc tính trường thọ của chủng loài elf. Vì thế, cô đã sử dụng phép thuật nhưng là một phương thức truyền đạt cảm xúc đến mọi người xung quanh. Thông qua những chi tiết nhỏ nhưng mang lại điểm nhấn lớn cho tác phẩm như là việc mà Frieren học phép biến nho ngọt thành nho chua vì Eisen thích ăn nho chua hơn, hay là cô học phép làm bóng lại tượng để tân trang lại những pho tượng của nhóm dũng giả trên từng ngôi làng mà họ đi qua, ta cũng có thể cảm nhận được tấm lòng quan tâm của cô dành cho những người thân thuộc bên cạnh mình.

Đối lập với Frieren, cách mà tác phẩm khai thác tuyến nhân vật “phản diện” – loài qu. ỷ tôi cho rằng cũng chứa đựng nhiều điều thú vị.

Nhìn vẻ bề ngoài bọn chúng cũng có vẻ giống như Frieren với vẻ mặt vô cảm, lạnh như tiền thế nhưng bên trong lại phản ánh 2 hình ảnh hoàn toàn trái ngược nhau. Frieren cô thực chất rất quý trọng những mối quan hệ mà mình có được còn bọn qu. ỷ thì hoàn toàn không có bất kỳ những thứ tình cảm: tình thân, tình yêu, tình bạn bè nào, bọn chúng luôn sống cô độc 1 mình, bất cứ lời nói nào về gia đình, bạn bè, thân hữu của chúng thốt ra đều là lời giả tạo. Frieren luôn luôn tìm tòi khám phá vô vàn những loại phép khác nhau bởi vì cô xem chúng như là phương thức để biểu đạt cảm xúc, tình cảm đầy giá trị đến với những người đồng đội thân thương, còn bọn qu. ỷ chỉ tu luyện 1 loại phép thuật duy nhất, xem chúng chỉ như là công cụ của sức mạnh đơn thuần cho nên hoàn toàn không có chứa đựng bất cứ cảm xúc nào ở bên trong chúng.

Có một chi tiết mà ít người để ý đó là khi những con qu. ỷ ch. ết, chúng chỉ đơn giản biến mất, tất cả mọi thứ thuộc về chúng, không để lại bất kỳ dấu vết gì. Chi tiết này làm tôi liên tưởng rằng loài qu. ỷ trong Sousou no Frieren có thể tượng trưng cho hư vô chủ nghĩa. Cuộc chiến giữa Frieren và Aura đã thể hiện sự thay đổi rõ rệt của cô nàng elf, nếu như ở lần đối đầu trước cô chỉ cần ph.á h.ủy nhanh chóng đoàn quân unde.ad thì lần này cô lại phải tốn nhiều mana hơn để phá giải pháp thuật chi phối của Aura. Hành động của Frieren là một hành động đầy nhân nghĩa thể hiện sự tôn trọng của cô đến với những anh linh đã dũng cảm hy sinh bảo vệ xóm làng, quê hương của họ. Lúc nhỏ, làng của Frieren bị loài qu. ỷ đánh chiếm, tà. n s. át tất cả chỉ còn lại mình cô, cho nên lẽ thường tình mong muốn di.ệt qu. ỷ của cô là xuất phát từ sự th. ù h. ận mà thôi.

Thế nhưng kể từ khi được gặp nhóm dũng sĩ và lên đường đánh bại m.a vư.ơng thì động lực của Frieren đã hoàn toàn thay đổi, cuộc chiến của cô với loài qu. ỷ giờ đây không còn chỉ là cái tốt đánh bại cái á. c đơn thuần nữa mà còn mang tính biểu trưng cho việc xua tan đi sự hư vô, cô độc bằng cách thể hiện những giá trị đẹp đẽ của tinh thần nhân đạo.

.

Không những chỉ về phép thuật mà những khái niệm khác, ví dụ như về tô.n gi.áo. Tôi cho rằng, Sousou no Frieren cũng có sự lý giải tuy giản đơn, nhưng đầy sâu sắc và ấn tượng.

Thông qua 2 nhân vật, tư tế Heiter, võ sư Kraft và những lời bộc bạch chân thành của họ: “Tôi muốn khi mình ch. ết đi sẽ được nữ thần ca ngợi ở trên thiên đường. Chẳng phải sẽ thật đau khổ nếu như cống hiến cho đời mà chẳng hề có ai hay biết hay sao?”. Rằng lý do mà con người có đức tin vào những thực thế vĩnh hằng như chúa, thần bởi vì để có thể chống chọi được với bản chất hư vô của thời gian và vũ trụ, thể hiện mong muốn từ ngàn đời của chúng ta không muốn bị lãng quên, được ai đó nhớ đến mình mãi mãi. “Vậy thì tôi sẽ là người khen ngợi cậu trong thế giới này” câu thoại trên bằng một cách nào đó đã thể hiện rõ ràng tinh thần hiện sinh của tác phẩm, chẳng cần biết nữ thần hay chúa trời ở trên cao có tồn tại hay không, đã có tôi ở bên cạnh và sẽ luôn nhớ đến cậu bạn hay sa. y x. ỉn của mình mà.

Những cảm xúc chân thật nhất thì thậm chí không cần phải nói ra. Tập 12 của bộ anime cũng là một tập mà tôi đánh giá cao với câu chuyện quá khứ của Stark. Khi mà Fern bày tỏ mong muốn được tặng quà sinh nhật cho Stark thì cậu thốt ra rằng bản thân mình chưa hề được bất cứ ai tặng quà cho nên cũng không biết gì về chuyện đó. Có vẻ như Stark trước kia không được ai yêu quý đến mức tặng quà sinh nhật cho cậu hay sao? Sau đó, bộ anime đã dần dần tiết lộ rằng cậu có người anh trai, là ch.iến bi.nh dũng mãnh nhất làng thường xuyên hay quan tâm và tỏ ra ân cần giúp đỡ Stark. Vào dịp sinh nhật cậu thì người anh đã làm món thịt bò băm “siêu to khổng lồ” để đãi cậu, Eisen cũng đã tiết lộ rằng việc làm món thịt băm là một nghi thức chúc mừng của các chi.ến bi.nh dành tặng cho nhau, có thể xem như là một món quà. Đến đây tôi mới nhận ra tập này cũng đã truyền đạt một trong những chủ đề rất thú vị mà tác phẩm đã thể hiện đó là những cách biểu thị cảm xúc, tình cảm khác nhau, cũng giống như khái niệm phép thuật đã được tôi đề cập ở trên. Những chi tiết của tập này cũng khá dễ liên hệ với bản thân tôi bởi vì tôi cũng là người yêu thích sự đơn giản, luôn mong muốn tới dịp sinh nhật mình được ăn uống một bữa no say thỏa thích hơn là việc tặng quà lằng nhằng. :v

Đúng là tặng quà không phải là cách duy nhất để mà nói lời chúc mừng đến một ai đó, cũng như những lời yêu thương cũng không cần nhất thiết phải nói trực tiếp ra cả. Giữa Himmel và Frieren, cũng như giữa Stark và Fern tuy trong tác phẩm rất hiếm thấy họ bày tỏ tình cảm một cách thật sự rõ ràng thế nhưng thông qua biết bao cử chỉ, lời nói đầy âu yếm, nâng niu, trân trọng, những khán giả cũng có thể hoàn toàn cảm nhận được loại tình cảm gì mà những cặp đôi này dành tặng cho nhau.

Trong số những tác phẩm đã được lên sóng trong năm 2023, Sousou no Frieren đem lại cho chúng ta một dư vị độc đáo hòa quyện giữa những cái cũ – câu chuyện anh hùng di.ệt m.a quỷ với những lớp nhân vật fantasy điển hình, đầy sự hoài niệm thân thương; và những cái mới, với lối xây dựng nhân vật đột phá khỏi những hình mẫu, chứa đựng vô vàn thông điệp ý nghĩa trong từng chi tiết. Đối với tôi, giống như là một cánh đồng hoa trĩu mật, tràn đầy những thứ cảm xúc ngọt ngào.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button