AnimePhân Tích & Cảm Nhận

Gantz và Inuyashiki – Trò chơi t. àn nh. ẫn của th.ánh thầ.n.

Người ng.oài hà.nh tinh, một loại chủ đề cũng khá là phổ biến trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng, không những đối với loại hình phim ảnh mà còn có cả trong anime. Các thực thể ngoài không gian huyền bí, sâu thẳm kia đã luôn luôn kích thích những bộ óc tưởng tượng đ.iên r.ồ của con người, trong suốt hàng trăm năm kể từ cuộc cách mạng Copernic trong khoa học, từ khi mà chúng ta biết được Trái Đất không phải là trung tâm của vũ trụ và những ngôi sao trên bầu trời có thể chứa những hành tinh tương tự hò.n ngọc xanh của Thái Dương hệ này. Nếu như được tiếp xúc với những giống loài siêu việt hơn hẳn, nhân loại sẽ phải đối mặt với thử thách lớn nhất đối với trí tuệ và những thành tựu công nghệ của nền văn minh mà chúng ta đã được xây dựng trong hàng nghìn năm lịch sử. Nỗi sợ về một thứ sức mạnh h.ủy diệ.t vượt quá khả năng tưởng tượng của con người đã giúp những tác phẩm khai thác được yếu tố “cosmic hor. ror” hay “Love.craftian ho. rror”, một thể loại kinh dị trừu tượng, nhấn mạnh vào cảm giác ki.nh hoàng của những thứ không thể biết, không thể hiểu, vượt xa ra ngoài khả năng tư duy của não bộ.

Và đó là lý do mà người ngoài hành tinh thường hay xuất hiện trong những bộ phim với diện mạo đầy đ.áng s.ợ. Thế nhưng nếu như vũ trụ mà ta đang sống không có bất kỳ nền văn minh và chủng loài thông minh nào thì sự thật trên cũng sẽ không hề dễ chịu hơn tí nào cả. Giống như câu nói của nhà viết truyện sci-fi nổi tiếng Arthur C. Clarke: “Two possibilities exist: either we are alone in the Universe or we are not. Both are equally terri. fying.” Trong thiên văn học cũng có một nghịch lý được người ta bàn luận và đưa ra giả thuyết rất nhiều đó chính là nghịch lý Fermi, bắt nguồn từ câu hỏi của Enrico Fermi vào năm 1950: “Where is everybody?” (Người ng.oài hà.nh tinh nằm ở đâu?). Nghịch lý Fermi thể hiện sự kh.ó ch.ịu của các nhà khoa học trong công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh rằng trong suốt vài chục năm trời chúng ta vẫn chưa tìm thấy được tín hiệu rõ ràng nào từ những nền văn minh ngoài Trái Đất mà chỉ có 1 sự im lặng từ khoảng không bao la. Thế nhưng, ít người biết rằng nghịch lý Fermi có đến 2 cách hiểu khác nhau: gián tiếp và trực tiếp.

Đầu tiên là phiên bản gián tiếp: “Tại sao chúng ta đã có nhiều nỗ lực tìm kiếm bằng chứng rõ ràng cho sự sống thông minh ngoài hệ Mặt Trời, nhưng vẫn chưa có kết quả nào?”. Câu trả lời cho phiên bản gián tiếp này tôi nghĩ cũng đơn giản thôi, bởi vì không gian quá là rộng lớn, con người chỉ mới tìm kiếm trong khu vực rất nhỏ giống như là 1 chậu nước trong cả 1 vũ trụ mênh mông như là đại đương; hoặc có thể là do những hạn chế về mặt thiết bị, công nghệ, chưa thể tân tiến và nhạy đến mức có thể bắt được tín hiệu của họ; hoặc do phương pháp tìm kiếm của chúng ta đã hoàn toàn bị sai lầm. Do đó, nghịch lý Fermi gián tiếp không phải là thứ vấn đề đáng để suy ngẫm cho lắm, chỉ là vì những hạn chế hiện tại của nền khoa học trước những khoảng cách không tưởng giữa các vì sao.

Nào bây giờ chúng ta đến với phiên bản đáng s.ợ hơn, nghịch lý Fermi trực tiếp: “Nếu có nền văn minh tiên tiến hơn chúng ta rất nhiều, tại sao không thấy họ đến đây và biến Trái Đất thành thu.ộc đ. ịa?”. Một đ.ế ch.ế thống trị cả Dải ngân hà, nghe có vẻ chỉ có trong phim viễn tưởng, thế nhưng, nhà vật lý, toán học John von Neumann đã đề xuất một giả thuyết rằng giả sử nếu như chúng ta có thể chế tạo những chiếc tàu bay tự động – không người lái và điều khiển bằng AI, có khả năng tự nhân bản, bằng cách tự tìm kiếm nguyên liệu thô và in 3d ra robot mới tương tự, đồng thời với đó là khả năng tự biến đổi để phù hợp với điều kiện của hành tinh khác, giống như cách mà tự nhiên si. nh s.ôi và tiến hóa vậy. Thì theo lý thuyết những cổ máy trên có thể chinh phục tất cả hành tinh trong Dải ngân hà với tốc độ di chuyển bằng tên lửa hiện tại trong khoảng … 500 triệu năm. Một khoảng thời gian có vẻ rất dài thế nhưng so với lịch sử của vũ trụ tính đến hàng tỉ năm thì cũng không phải là vấn đề gì cả. Chưa kể nếu như nền văn minh thiên hà sở hữu phương pháp di chuyển với tốc độ gần ánh sáng, nhanh gấp hàng chục ngàn lần con người hiện tại hoặc hơn thế nữa với wormh.ole (l.ỗ sâu đ.ục) hay warp drive thì việc chinh phục cả Dải Ngân hà và biến mọi hành tinh trở thành thu.ộc đ.ịa lại càng dễ dàng hơn rất nhiều nữa. Với ý tưởng của Von Neumann thì sự thật rằng chúng ta không sống trong một bộ phim Hollywood bị xâ. m lư. ợc bởi những cỗ máy xa lạ có sức mạnh h.ủy di.ệt lại trở thành 1 điều lạ lùng. Bởi vì suốt chiều dài lịch sử nhân loại, được lấp đầy bằng các cuộc x. ăm lă. ng của những đế chế hùng mạnh thể hiện lòng tham của những kẻ đứng đầu muốn được thể hiện sức mạnh và th.ống t.rị hết tất cả.

Vì những lẽ trên mà nghịch lý Fermi trực tiếp đáng để suy ngẫm hơn nhiều. Từ đó mà nhiều câu trả lời đã được đưa ra và câu trả lời tôi thấy đọng lại nhiều nhất có lẽ đơn giản là vì chúng ta không xứng đáng. Suy cho cùng chỉ có khoảng 200 quốc gia trên thế giới, cho nên những kẻ h. am ch. iến, những đ.ế qu.ốc sẽ cảm thấy sự đáng kể khi chiếm được một mảnh đất khác. Thế còn Dải ngân hà có đến 100 tỉ ngôi sao và phần lớn trong chúng có hành tinh xung quanh. Việc chiếm hữu 1 hành tinh như Trái Đất chỉ tương tự với khi bạn ra đến 1 bãi biển rộng lớn và cố tình đá. nh c. ắp 1 hạt cát đem về nhà vậy, một cảm giác rất là vô nghĩa, tầm thường.

Các nguồn tài nguyên khoáng sản ở trên bề mặt Trái Đất có thể tìm thấy khắp nơi trong vũ trụ, thứ có vẻ quý giá nhất mà hành tinh xanh đang nắm giữ chính là nước và sự sống đa dạng phong phú. Thế nhưng, chúng ta vẫn chưa thể biết được sự sống có phải là hiếm có hay không? Ngay cả trong hệ Mặt Trời vẫn có thể có cơ hội để cho những vệ tinh của Sao Mộc, Sao Thổ tồn tại hệ sinh thái sinh vật biển trong lòng đại dương ẩn giấu bên dưới lớp băng dày. Có lẽ nghịch lý Fermi trực tiếp là minh chứng cho sự nhỏ bé và ít quan trọng của con người khi mà họ cố ngước mắt nhìn lên thiên đường, nhìn lên bầu trời vô tận.

Trong số những tác phẩm mà tôi đã trải nghiệm được từ anime – manga, có một tác giả đã làm tôi rất ấn tượng với một góc nhìn khác biệt, về sự nhỏ bé và tầm thường của nhân loại với 2 tác phẩm nổi tiếng Gantz và Inuyashiki – đó là Hiroya Oku. Cho nên trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hai tác phẩm đầy thú vị nhưng mà cũng dễ dàng gây tranh cãi này nhé.

– Gantz:

Gantz bắt đầu bằng việc nhân vật chính Kei Kurono tình cờ gặp lại người bạn từ thời thuở ấu của mình Masaru Katou trong một nhà ga tàu điện ngầm. Bất ngờ thay họ nhìn thấy một người đàn ông say rượu bị ngã xuống đường ray. Katou liền ra tay nghĩa hiệp lao xuống để kéo lão đàn ông lên, thế nhưng cậu cần sự giúp đỡ của Kei. Kei đáp lại lời kêu gọi đó, nhưng đáng tiếc thay đã quá chậm trễ. Đầu tàu lao đến và liền cư. ớp đ.i mạ. ng số. ng của cả 2 người. Những tưởng tất cả đã chấm hết thì 2 cậu lại tỉnh dậy trong một căn phòng kỳ lạ với một quả cầu đen to lớn nằm ở giữa. Họ đã không hề biết rằng, mình đã bị mắt kẹt vào trong một trò chơi của s.inh t. ử, luân hồi, mang tên là Gantz.

Gantz là một trò chơi vô cùng bất công khi mà những kẻ tham gia không hề được biết trước về bất cứ điều gì. Họ được cấp cho những loại v.ũ kh.í cực kỳ tân tiến và một bộ áo giáp bền bỉ vượt trội để bảo vệ mạng sống. Thế nhưng, nhiêu đó vẫn là chưa đủ khi mà “con qu. ái” cần phải ti.êu di.ệt đều là những sinh vật ngoài hành tinh có sức mạnh siêu việt, gh.ê g.ớm gấp nhiều lần con người và sỡ hữu những năng lực đi.ên r.ồ nhất có thể tưởng tượng được. Do đó, người chơi chỉ còn cách tùy từng tình huống mà ứng phó và tự tìm hiểu thông tin 1 cách dần dần.

Sự bất công của Gantz cũng được thể hiện qua tính “v. ô nhâ.n đạ.o” của trò chơi này, với đủ những thành phần players khác nhau từ những kẻ t.ồi t.ệ nhất trong xã hội cho đến trẻ em, người lớn tuổi bình thường vô tội. Đạo đức, đức tin của họ ra sao, tất cả đều không quan trọng. Sau cùng, chỉ có 2 loại người trong Gantz, những người gan dạ và tầm thường; những kẻ đi să.n và những người không may trở thành còn m.ồi bị s.ăn.

Một trong những yếu tố làm tôi thích Gantz đó là cách mà tác phẩm này thể hiện nỗi sợ. Ta thường xuyên bắt gặp cảnh nhân vật vì đối diện trước những thực thể quá đỗi mạnh mẽ, khiến họ r.un s.ợ, đứng chôn chân một chỗ, không dám làm gì hoặc chỉ biết bỏ chạy. Những cảnh như trên có thể gây ra nhiều ức chế cho những độc giả làm ta phải hét lên: “Làm gì mà không b. ắ.n đại luôn đi trời!!!” Thế nhưng nhiều người không nhận ra rằng, toàn bộ Gantz không phải là từ góc nhìn của nhân loại mà là từ góc nhìn của những thực thể cao siêu đã tạo ra trò chơi này. Đối với họ nhân loại chẳng khác là bao so với loài kiến, chúng ta vẫn còn có những phản xạ tự nhiên từ động vật truyền lại để bảo vệ cơ thể, một trong số đó chính là vì nỗi sợ bỏ chạy thay vì lao vào chỗ nguy hiể.m vì người khác.

Vì lẽ đó mà Gantz là 1 trò chơi tối hậu của những kẻ yếu thế, khi mà nhân loại không còn là loài thống t.rị Địa cầu mà phải đứng cuối chuỗi th.ức ă.n, nơi mà những thứ xấ.u x.í, thả.m h.ại nhất của chúng ta được phơi bày ra một cách tr. ần trụ.i.

Có 1 thứ mà tôi học được từ Gantz đó là Hiroya Oku là 1 tác giả hết sức t.áo b.ạo, anh ta chẳng hề kìm chế một chút nào cả. Với vô vàn chi tiết b.ạo lự.c, má.u m.e, và cả “hỏ.ny” thì nhiều người có thể gọi Gantz là 1 bộ manga ed.gy quá mức. Đúng là nó edg.y thật nhưng mà tôi nghĩ Gantz cũng có một đặc điểm nữa làm tôi thích nó đó chính là sự đi.ên r.ồ.

Sau nhiều năm trời đọc và xem hàng trăm tác phẩm manga – anime khác nhau tôi vẫn có thể tự tin rằng Gantz là tác phẩm điê.n r.ồ nhất trong số đó. Đúng là trong những bộ khác có những cảnh, những arc rất là đ.iên r.ồ mà ta không thể đoán trước bất cứ điều gì xảy ra ví dụ như arc s.át th. ủ quốc tế trong Chainsaw man. Thế nhưng, không có tác phẩm nào có thể kéo dài được đ.ộ đi.ên xuyên suốt 380 chap không hề suy giảm, một chuyến tàu lượn siêu tốc không hề có điểm dừng như là Gantz. Đối với tôi, Gantz là 1 bộ manga gâ.y n.gh.iện rất cao, cả 2,3 lần đọc qua tác phẩm này, lần nào chỉ cần bắt đầu đọc là phải đọc liền mạch ít nhất cả trăm chap, rất khó để mà dừng lại.

Tại sao Gantz lại “đi.ên” đến như vậy? Tôi nghĩ là nhờ vào cách mà tác giả thể hiện những con qu.ái v.ật ngoài hành tinh có trí thông minh và cảm xúc cũng không khác gì con người. Xuyên suốt tác phẩm ta thấy sự đa dạng trong ngoại hình của những thực thể ngoại lai càng lúc càng mạnh hơn, lấy cảm hứng từ những người nổi tiếng, từ t.ôn giá.o, văn hóa dân gian như là yo.kai, cho đến những tác phẩm khai học viễn tưởng về sinh vật ng.oài hà.nh tinh khác như là Avatar, Kiseijuu. Hơn thế nữa, từng chủng loại quái vật cũng có sự biến đổi khôn lường, muôn hình vạn trạn, hoàn toàn không thể đoán trước được. Ví dụ như có arc mà các nhân vật phải đối đầu với một gã có ngoại hình như là 1 con robot, luôn miệng hát một bản nhạc kỳ lạ. Thứ gì đằng sau con robot qu.ái d.ị kia … là chim! (những sinh vật ng.oài hà.nh tinh hình con chim). Đó là điều mà người ta ít mong chờ nhất! Liệu có ai ngờ con chim có thể lái robot như kiểu mecha và con trù.m còn biết đấ.m nhau nữa chứ. :v

Hay là ở arc Osaka khi mà con t.rùm đang ở hình dạng yêu quái Nurarihyon, có khả năng ph.ân thân tức thì, biến thành muôn hình vạn trạng, trong đó có cả hình dạng qu.ái v.ật làm bằng … hàng ngàn p.hụ n.ữ n.gự.c t.o. Tôi đang đọc cái qu.ái gì thế này? Hiroya Oku là 1 người đàn ông có trí tưởng tượng thật là siêu phàm. :v

Tuy nhiên, đôi lúc cũng phải thừa nhận rằng lão tác giả “nấu hơi quá” khi mà giới thiệu bọn vam.pire cool, ngầu vào chỉ đến arc cuối thì biến đâu mất tiêu, chẳng thấy nhắc đến nữa.

Trong những cuộc chi.ến liên tục đầy hỗn loạn không phân rõ thiện hay á.c kia, độc giả chúng ta sẽ đọng lại được gì? Mặc cho góc nhìn của tác phẩm nằm ở những thực thể th.ần thá.nh nhìn nhận con người chẳng khác gì cách mà chúng ta nhìn xuống loài c.ôn trùng, sâ.u b.ọ. Mặc cho sự những sự yế.u đ.uối của giống loài, những mặt t.ối, x.ấu x.a của xã hội được thể hiện ra không ngại ngần, thì tôi những tin rằng Gantz là 1 tác phẩm chứa đựng nhiều tinh thần nhân đạo, thể hiện rõ ràng thông qua nhân vật chính Kei Kurono.

Kei Kurono ở đầu bộ truyện tượng trưng cho những thành phần thanh thiếu niên khá là điển hình trong xã hội hiện nay: ích kỷ, chỉ lo cho bản thân của mình là chính, và rất là “hỏ.ny”. Thế nhưng cậu ta đã dần dần trưởng thành hơn, độc giả hoàn toàn có thể cảm nhận được giá trị “nhân đạo” ngày càng lớn dần hơn bên trong cậu. Nhờ vào trò chơi sinh tử kia mà cậu đã có bạn bè, đồng đội, người thân, người mà cậu có nghĩa vụ phải quý trọng và bảo vệ, và từ những gánh nặng, trọng trách của một anh hùng mà cậu đã biết cách sống vì người khác và nhận thức được rằng ý nghĩa của cuộc sống không nằm ở bản thân từng cá nhân mà nằm ở những “sợi dây” gắn kết giữa người với người trong xã hội.

Tương tự như vậy thì ta cũng thấy được từng sự thay đổi rõ ràng của các nhân vật khác. Ví dụ như Daizaemon Kaze – một võ sư lúc nào cũng chỉ biết đá.nh nhau, muốn trở thành kẻ mạnh nhất thế giới. Thế nhưng từ khi tham gia Gantz mà ông ta đã hiểu được ý nghĩa của sức mạnh là gì, không phải để phô trương, mà là để bảo vệ kẻ yếu. Hay là Hiroto Sakurai cũng từ việc học được sức mạnh tâm linh chỉ để tr.ả th.ù những kẻ bắ.t n.ạt mà cậu sau này đã biết cách sử dụng năng lực đó, giúp đỡ nhiều người.

Đối với những thực thể th.ần thá.nh, mang sức mạnh tối hậu của ch.úa t.rờ.i kia, tất cả những sự đ.ấu tra.nh của nhân loại đều là vô nghĩa đối với họ. Họ chỉ xem ký ức như là những điểm dữ liệu đơn thuần và cơ thể con người hoàn toàn có thể tạo ra từ hư không một cách dễ dàng. Tuy vậy, mặc cho bản chất của vũ trụ là hư vô, mặc cho màn đêm dài vằng vặt của khoảng không bao phủ Địa cầu. Tôi nghĩ lại càng làm cho những chi tiết mà đồng đội của Kei Kurono cùng nhau h.y si.nh điểm số để hồi sinh người thân của cậu, cũng như khi mà những nhân vật t.ồi t.ệ, v.ô cả.m nhất đã không bỏ mặt, cùng nhau đứng về phía nhân loại thêm phần ý nghĩa.

Vậy thì sau cùng tại sao Gantz lại được tạo ra? Ở chap “Căn phòng của sự thật” thì những thực thể a.li.en cấp cao đã tiết lộ rằng, họ không quan tâm đến nhân loại mà lại giúp con người với những thiết bị của tương lai là bởi vì họ muốn bảo vệ Trái Đất và những sinh vật còn lại khỏi bọn ali.en “di cư”. Và tôi cho rằng logic của chi tiết này có vẻ không được hợp lý cho lắm, nếu người ngoài hành tinh mà không quan tâm đến nhân loại thì rất có thể họ cũng chẳng thèm để ý đến sự t.ồn vo.ng của cả Địa cầu luôn!

Do đó, sau này tác giả Hiroya Oku đã tạo ra “Inuyashiki” khai thác ý tưởng gần hơn với nghịch lý Fermi trực tiếp mà tôi đã nêu ra ở phần đầu của bài viết. Mọi thứ bắt đầu bằng việc có 2 gã sinh vật ngoài hành tinh s.ay xỉ.n và điều khiển “phương tiện giao thông” v.a ch.ạm với một lão già và một cậu thanh niên, khiến họ t.ử von.g ngay tại chỗ. Sợ bị cảnh sát thiên hà b.ắt, hai gã đó đã hồi sinh n.ạn nhâ.n và biến họ thành robot sau đó thì đã chu.ồn lẹ khỏi hiện trường. Vấn đề duy nhất ở đây đó là, thứ công nghệ mà họ đã trao cho cậu thanh niên và lão già kia quá đỗi mạnh mẽ đến mức có thể h.ủy di.ệt cả thế giới! Thế nhưng có vẻ 2 gã alien đó é. o thè.m care luôn, chỉ quan tâm đến việc trốn chạy khỏi cảnh sát mà thôi. :v

Inuyashiki có mở đầu khá là k.ỳ qu.ặc và hài hước, thế nhưng tôi lại thấy phù hợp với khái niệm của những thực thể mang trong mình sức mạnh của thần thánh.

Nhìn chung thì so với Gantz thì Inuyashiki có nội dung cô đọng hơn hẳn, sẽ không có những yếu tố lạ của cốt truyện ví dụ như chi tiết về mấy gã vam.pire trong Gantz. Thế nhưng Inuyashiki lại không phát huy được cái chất “đi.ên” của Gantz và có tình tiết dễ đoán hơn nhiều.

Vẫn là một dạng phát triển nhân vật quen thuộc của tác giả Oku với tính 2 mặt được thể hiện rõ ràng tượng trưng cho những mặt tốt và mặt t.ối của xã hội loài người. Tuy nhiên tính 2 mặt trên lần này lại được tập trung chủ yếu vào 2 nhân vật chính: ông lão “anh hùng” Inuyashiki và cậu trai “p.hản d.iện” Shishigami.

So với Kei Kurono lúc đầu chỉ là 1 kẻ ích kỷ thì nhân vật Shishigami được đẩy lên đến một thái cực hoàn toàn khác, c.ực đoa.n hơn hẳn. Sau khi nhận được sức mạnh siêu việt, hắn ta lại dùng chúng vào sự h.ủy di.ệt và ch.ết chó.c. Còn ông lão Inuyashiki thì lại muốn cứu giúp người khác.

Ngay từ đầu ta có thể nhận ra rõ hướng phát triển đối lập hoàn toàn của 2 nhân vật trên và cái kết mà họ phải xun.g đ.ột, v.a chạ.m với nhau là điều không thể tránh khỏi. Nhưng mà, điều thú vị ở đây đó là tên phản diện lại không phải là 1 kẻ hoàn toàn m.áu lạn.h. Phải chịu đựng đau kh.ổ, mấ.t m.át, vì để trả giá cho những h.ậu q.uả mà bản thân đã gây ra, Shishigami đã cảm nhận được những cảm xúc của 1 con người. Còn Inuyashiki thì từ những việc tốt, trở thành một anh hùng, ông được hưởng thụ cảm giác hạnh phúc, cũng của 1 con người.

Cho nên 2 nhân vật trên không chỉ đơn giản tượng trưng cho thiện và á.c mà còn tượng trưng cho những thứ cảm xúc, tình cảm gắn kết không thể thiếu trong đời sống của mỗi chúng ta, có vui mừng thì có b.uồn b.ã, có hy vọng thì cũng có tu.yệt vọn.g,…

Trong một bức tranh xã hội mang màu sắc u á.m với những kẻ h.un.g á.c như c.ôn đ.ồ, y.ak.uza,… gây ra tộ.i lỗ.i không g.ớm t.ay thì Inuyashiki vẫn chứa đựng nhiều hy vọng thông qua nhân vật ông lão “gần đất xa trời” thể hiện sự quý giá của sự s.ống, của tinh thần nhân đạo. Và cũng thông qua Shishigami, bằng cách chấp nhận qu.ả b.áo, chấp nhận sự đau đớ.n từ những thách thức của cuộc sống, để mới có thể thông hiểu được ý nghĩa của việc làm con người là như thế nào.

Sau khi trải nghiệm qua hai tác phẩm đáng chú ý của tác giả Hiroya Oku. Tôi chợt nhớ về 1 cảnh yêu thích trong bộ manga “Hi no tori” (Chim l.ửa): Gaou – người đã gây ra biết bao nhiêu t.ội lỗ.i và sau đó cũng đã phải trả giá lần lượt, m.ất ngư.ời thân, cả hai tay của mình, thì sau khi trải qua tất cả những chuyện trên ông ta chỉ thốt lên một câu rằng: “Đẹp quá! Thế gian đẹp tuyệt vời!”. Những điều trên sẽ là minh chứng rõ ràng cho quan niệm của tôi về giá trị của những tác phẩm “d.ar.k” nhiều khi không phải là để khiến khán giả, độc giả chìm đắm vào mặt tối h.ư v.ô. Mà mặt tố.i kia chỉ là để tôn lên cái ánh sáng quý giá trong lòng của mỗi chúng ta mà thôi.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button