AnimePhân Tích & Cảm Nhận

Sword Art Online (đáng lẽ) là một bộ anime tuyệt vời.

Sword Art Online hay SAO chắc chắn là 1 cái tên không cần phải có bất cứ một sự giới thiệu nào. Là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất trong hơn 10 năm trở lại đây, cũng như được xem là ng.òi n. ổ chính giúp thúc đẩy sự phát triển của trào lưu isekai, lạc vào thế giới game đến mức quen thuộc và bão hòa với mọi fan của anime – manga. Không những thể loại isekai mà tôi cho rằng SAO còn có tác động lên công nghệ VR (thực tế ảo) khi mà cha đẻ của Oculus Rift thừa nhận rằng mình được truyền cảm hứng từ bộ anime. Rõ ràng trong hơn 10 năm qua kể từ khi phần 1 bắt đầu ra mắt thì chúng ta không thể phủ nhận những thành công rực rỡ và những tác động to lớn mà bộ anime này đem đến cho cả ngành công nghiệp anime, manga. Tuy nhiên đi đôi với sự nổi tiếng thì tác phẩm cũng nhận lại vô vàn luồng ý kiến trái chiều khác nhau. Có thể nói rằng nếu như SAO truyền cảm hứng thúc đẩy nhiều người trở thành tác giả viết truyện (light novel) thì nó cũng là “nhà tài trợ” chính cho nhiều youtubers bằng cách trở thành chiếc “bao cát” yêu thích để họ dễ dàng x.ỉ v.ả. :v

Những youtubers về anime có được hàng triệu lượt xem và sự nổi tiếng nhanh chóng là nhờ vào nhiều tiếng đồng hồ chỉ để chỉ trích từng chi tiết nhỏ trong SAO có thể kể đến như là Digibro hay Mother’s Basement. Thế thì tại sao những youtubers trên lại ưa thích đá. nh vào 1 “con ngựa đ ã ch. ết” đến như thế? Bởi vì hoàn toàn không hề khó để chỉ ra những khuyết điểm của bộ anime này. Đa số những người xem qua bộ anime đều có thể cảm nhận được SAO khác xa với một tác phẩm hoàn hảo đến thế nào với nhiều vấn đề về mặt writing và xây dựng nhân vật mà ngay cả những người hâm mộ trung thành nhất cũng không thể nào bác bỏ hết. Và bản thân tôi cũng hoàn toàn chấp nhận rằng việc SAO là một bộ anime chưa thể gọi là một tác phẩm hay và xứng tầm với độ nổi tiếng được. Thế nhưng khi mà trào lưu gh.ét Sword Art Online ngày càng lan rộng thì cũng có những video mà tôi cho là có sự phê bình ti.êu c.ực ở mức quá đà khi cho rằng đây là bộ anime tệ nhất. Tiêu biểu trong những video trên đơn cử có thể kể đến đó là “Why SAO is a Terrible Game, Too” của Mother’s Basement.

Ở video chỉ ra rằng việc xây dựng thế giới và những cơ chế trong game của SAO cũng có rất nhiều khiếm khuyết bằng cách so sánh với những game thuộc dạng MMO – RPG của ngày nay, thì tôi nghĩ rằng Mother’s Basement đã hoàn toàn bỏ qua điểm quan trọng nhất của lý do đằng sau mà Kayaba Akihito lại tạo ra trò chơi này: rằng hắn ta muốn tạo ra một trò chơi làm sao cho giống với thực tại nhất chứ không phải để tạo ra game bắt chước như những game mmo – rpg điển hình.

Ví dụ như sự than phiền của Mother’s Basement về giao diện tối giản, gọn gàng của SAO là tốn thời gian và công sức để thao tác và đem tựa game WOW (World of Wa.rcraft) – một tựa game dùng chuột và bàn phím như là một giao diện có thể tương tác nhanh hơn nhiều. Thì đúng là như vậy. Nhưng mà tưởng tượng rằng có một ngày mà bạn đặng nhập được vào trò chơi thực tế ảo có đồ họa cực đẹp như SAO mà lại gặp phải cái giao diện lúc nào cũng với vô số nút bấm ngay trước mắt, chắc tôi sẽ muốn đăng xuất ra liền. :v Dĩ nhiên giao diện tối giản như vậy để mà còn nhìn thấy những người bên cạnh, nhìn thấy thế giới và đắm chìm vào vẻ đẹp của nó nữa chứ! Và những sự bất tiện được đề cập trong video cũng không đến mức phải nghiêm trọng đến như vậy. Tất cả các kỹ năng (sword skills) đều được truy cập không cần qua menu, những vật phẩm (items) quan trọng nhất đến sự sống còn như lọ má. u hoàn toàn có thể dùng chức năng truy cập nhanh hoặc đơn giản là trực tiếp mang theo bên người mà thôi. Tôi cảm thấy khá là buồn cười khi mà một người tự xưng là gamer than phiền phải nhấn nhiều nút để thay đồ của mình hay là đi tắm. Đúng là một câu nói mang tính tự châm biếm. :v

Tiếp theo, Mother’s Basement còn cho rằng việc không có lớp nhân vật cũng như nâng cấp kỹ năng đơn giản bằng cách dùng kỹ năng đó nhiều lần là “hết sức buồn chán” và một lần nữa đem tựa game dùng phím bấm Final fantasy 2 như là ví dụ. Đúng là bấm 1 phím nhiều lần rất là buồn chán phải không, nhưng mà hãy nhìn vào ngoài đời, chẳng phải những ki. ếm sư luyện tập bằng bằng vung ki. ếm của họ càng nhiều lần càng tốt hay sao hoặc những v.õ sĩ boxing cũng luyện tập bằng cách vu.ng nắm đấm vào 1 mục tiêu lặp đi lặp lại? Thế bạn có nói rằng những việc họ làm là buồn chán hay tệ hại chăng? Và bên cạnh đó, chi tiết tựa game của SAO không hề có lớp nhân vật hay chức danh được định sẵn từ trước, tôi cho rằng lại là một trong những chi tiết thú vị nhất trong tác phẩm. Nó cho con người ta một sự tự do thoải mái được lựa chọn con đường mà mình chiến đấu và sinh sống trong thế giới của SAO thông qua những vật phẩm thu thập được cũng như việc tự nâng cấp những chỉ số phù hợp với bản thân. Cơ cấu như vậy giúp cho những người chơi gặp nhiều sự bất ngờ có thể thay đổi con người họ hoặc giúp họ hiểu bản thân mình hơn. Cũng giống như chính bản thân tôi khi mà có thể nói rằng cả công việc ngoài đời của tôi hiện nay và sở thích viết blog này đều hoàn toàn khác với những mơ ước thuở nhỏ.

Do đó, SAO có thể là 1 tựa game tệ hại bởi vì tác giả Reki Kawahara ngay từ đầu đã không hề quan tâm đến việc học hỏi theo cơ chế của những tựa game hay khác mà anh ta chỉ muốn kết hợp thế giới game và những yếu tố của đời sống lại với nhau mà thôi. Tôi hoàn toàn hiểu được dụng ý trên của tác giả cho nên video của Mother’s Basement hoàn toàn không có tác động đối với tôi.
Đối với tôi SAO arc Aincrad (arc đầu tiên) đã chứa đựng rất nhiều tiềm năng về mặt ý tưởng và xây dựng thế giới. Với những arc sau tác giả Kawahara đã cố gắng khai thác những chủ đề có phần phức tạp hơn như là công nghệ AR trong movie Ordinal Scale hay lý thuyết giả lập (simulation hypothesis) trong arc Alicization, nhưng mà sau ngần ấy năm tôi vẫn bị hấp dẫn với những ý niệm đơn giản nhưng đẹp đẽ mà tòa lâu đài bay Aincrad đã mang lại. Cần chi khám phá những thế giới khác khi mà thế giới của bạn có đến 100 tầng khác nhau! Rõ ràng nếu khai thác được hết thảy cả trăm tầng kia thì SAO chắc chắn là 1 trong những tác phẩm giả tưởng có thế giới rộng lớn nhất luôn rồi.

Bên cạnh xây dựng thế giới thì tôi cho rằng SAO cũng có những tiềm năng về mặt kể chuyện bằng hình ảnh, “show don’t tell”. Có 1 cảnh ở cuối arc Aincrad mà đến 10 năm sau tôi vẫn còn nhớ đó là cảnh mà Kirito và Asuna, sau khi đã hoàn thành được trò chơi, ngồi từ trên cao lặng người ngắm nhìn ngôi nhà mà họ từng sinh sống, những cảnh vật quen thuộc gắn liền với biết bao nhiêu kỷ niệm trong game của hai người bị đổ vỡ, phá hủy. Mặc dù những thứ trước mắt họ chỉ là một thế giới ảo, những dữ liệu máy tính mà thôi nhưng lại mang một ý nghĩa rất quan trọng đến mối quan hệ của đôi bạn trẻ. Chỉ một cảnh trên mà thôi, tôi cho rằng đã tóm gọn rất tốt được những giá trị, ý nghĩa cốt lõi mà cả tác phẩm đã mang lại. Và khi thấy cảnh đó, người xem cũng không khỏi dâng trào 1 thứ cảm xúc khó tả dành cho nhân vật, mặc dù tại thời điểm đó, chúng ta vẫn chưa gọi là quen thuộc và có sự gắn kết nhiều với dàn characters.
Hay là tập 7 với nhân vật Lisbeth, bỏ qua mấy chi tiết drama, tình cảm tay 3 gì đó trong tập này thì về mặt truyền tải chủ đề, tôi nghĩ ep này đã có sự thể hiện bằng hình ảnh khá ấn tượng. Bằng việc sử dụng một quan cảnh đầy tuyết để thể hiện sự ấm áp mà Lisbeth cảm nhận được từ 1 chàng trai, và từ đó giúp cô chống chọi một thế giới với cái lạnh giả được tạo ra từ những dòng code. Một sự diễn đạt sử dụng hình ảnh tương phản đơn giản thôi nhưng mà tôi nghĩ rằng là minh chứng cho nhận định rằng những người tạo ra SAO ít ra cũng biết cách sử dụng kể chuyện bằng hình ảnh là như thế nào. Bên cạnh đó thì tôi cũng phải đề cập đến phần âm nhạc cũng sống động, tuyệt vời không kém từ Yuki Kajiura-san nữa.

Vậy thì điều “trục trặc” gì đã xảy ra? Tại sao SAO không thể khai phá hết những tiềm năng to lớn trên để trở thành 1 tác phẩm kinh điển được người ta ca tụng mà lại bị chê nhiều thế này? Tôi nghĩ vấn đề lớn nhất của arc Aincard đó chính là việc nó chỉ là tập hợp của những mẫu chuyện ngắn và không hề có tính liền mạch và hoàn chỉnh mà thôi. Nhưng mà vấn đề này lại tác động nặng nề đến yếu tố quan trọng nhất đó là việc xây dựng nhân vật. Nhiều người than phiền về việc Kirito có sức mạnh bá đạo nhưng mà ở tập 3 tôi nghĩ việc mà Kirito tuy mạnh như vậy mà vẫn không bảo vệ được đồng đội của mình đã tạo điều kiện khá là lý tưởng cho những sự xung đột và phát triển bên trong nhân vật này. Đáng tiếc là sang tập 4 thì lại bị time skip sang một thời điểm cách xa, Kirito liền trở về vẻ ngoài overpower của mình. Chúng ta có thể thấy rõ ràng những nhân vật SAO không phải là hoàn toàn không có cơ hội để được thể hiện nhiều hơn trong việc khắc họa chiều sâu nhân vật, thế nhưng vì tính không liền mạch của câu chuyện nên đã bị phá vỡ những nền móng để có thể xây dựng được nhân vật và mối quan hệ giữa họ một cách rõ ràng và bền vững.
Mặc dù cảm thấy thất vọng và đáng tiếc trước những tiềm năng mà SAO (arc Aincrad) đã phải bỏ lỡ, tôi vẫn tin rằng những khuyết điểm của tác phẩm vẫn hoàn toàn có thể được sửa chữa chỉ cần tác giả Reki Kawahara nối dài mạch truyện của mình ra và có sự liền mạch lần lượt khai phá từng tầng một mà không nhảy skip nữa. Và đó là lý do mà tại sao phiên bản SAO Progressive lại được tôi đánh giá cao nhất trong toàn thể franchise. Sau khi xem xong cả 2 movies của bản progressive, tôi đã tự tin để khẳng định rằng, đây mới chính là những gì mà tôi cần từ SAO. Vậy thì bản progressive đã có sự cải thiện, sửa chữa được những gì từ bản gốc?

Tôi cho rằng điểm chính của Progressive đó chính là việc phát huy được những thế mạnh và tiềm năng mà arc Aincrad đã bỏ lỡ, tập trung nhiều hơn vào 2 chủ đề chính tạo nên sự thành công của SAO đó là yếu tố sinh tồn trong thế giới ảo và yếu tố tình cảm giữa 2 nhân vật chính Kirito và Asuna. Mở đầu movie 1 chúng ta được thay đổi góc nhìn từ của Kirito trong bản gốc sang nhân vật Asuna. Tôi nghĩ rằng đây là một sự thay đổi rất hợp lý bởi vì Asuna là một người mới, newbie nên sẽ bộc lộ được nhiều cảm xúc, tâm lý khi mà bị nh. ốt vào trong một trò chơi sinh tồn hoàn toàn xa lạ đối với mình, so với một Kirito đã quen thuộc và có kinh nghiệm từ trước rồi nên phản ứng của cậu ta sẽ ít có sự thú vị hơn.
Với nhân vật Asuna lần này đóng vai trò chủ đạo, yếu tố sinh tồn của SAO được thể hiện một cách mạnh mẽ hơn ngay từ đầu với những bẫ.y cực kỳ nguy hiểm trong game đang chờ chực để trừng phạt những người chơi thiếu kinh nghiệm hay sự thận trọng cần thiết. Bên cạnh đó thì ở bản Progressive sự liên kết giữa 2 nhân vật chính được hình thành và phát triển từng chút một và tự nhiên hơn bản gốc. Dĩ nhiên ở đây vì thời lượng được kéo dài hơn nên cũng sẽ dẫn đến nhiều tương tác thú vị hơn giữa hai bên. Trong đó có chi tiết khi mà Kirito xuất hiện và cứu sống Asuna thì cậu cố gắng tạo một tư thế thật ngầu khi tra tha. nh ki. ếm lại vào vỏ, kết quả là thất bại nhiều lần. Rốt cuộc thì Kirito có chơi game giỏi cỡ nào thì cũng vẫn chỉ là một gamer điển hình hay lúng túng khi ở gần con gái mà thôi. :v

Trong những bộ shounen phổ biến, chúng ta thường hay bắt gặp những tình tiết quen thuộc như việc nhân vật phản diện giải thích sức mạnh của mình và thuyết giáo về mục đích tư tưởng của mình bla bla cho nhân vật chính và cả ngược lại, việc infodump nhiều thứ dài dòng trong lúc đánh nhau ví dụ như gần đây là Kimetsu no yaiba nhiều khi cũng làm tôi khá là bực bội khi xem chỉ muốn skip qua cho nhanh. Quan điểm của tôi đó chính là cái gì mà có thể thể hiện trực tiếp qua yếu tố hình ảnh thì cần quái gì nhân vật phải đề cập thêm chi nữa. Cho nên tôi phải có lời khen cho SAO khi mà đã biết cách thể hiện những trận đánh Boss chủ yếu thông qua mặt hình ảnh thay vì infodump. Ví dụ như có 1 cảnh mà tôi ấn tượng trong trận chiến với con boss ở tập 13 của s1 là một con r. ết khổng lồ từ trần nhà rơi xuống và “one-hit” mọi thứ trong tầm tấn công của nó. Khi tôi xem SAO lần đầu thì đây là 1 cảnh thực sự đáng sợ, chúng ta không cần phải giải thích gì về sức mạnh của con qu.ái này khi mà nó có thể x óa bỏ người chơi trong chớp mắt. Chỉ nhiêu đó thôi là đã thể hiện rằng những trận chiến đánh boss trong SAO có thể sẽ trở nên rất hồi hộp và căng thẳng nếu như thể hiện được tốt. Thế nhưng, một lần nữa, vì thời lượng ngắn ngủi của những cảnh trên mà rất nhiều tiềm năng đã bị bỏ lỡ. Do đó, trong phiên bản Progressive, những đoạn boss fight cuối cùng cũng được kéo dài hơn, cho ta đúng cảm giác của một trận ch. iến lớn hơn. Đặc biệt là, trong những cảnh hành động, đã có cách cân bằng hợp lý giữa những thông tin đã biết từ trước của con boss thông qua các beta testers và những sự thay đổi đột ngột giúp tạo cảm giác bất ngờ và căng thẳng về sau. Hay là trong movie 2, với việc áp dụng những cơ chế giải đố (puzzle) đối với con boss tầng 5 cũng làm tăng thêm tính đa dạng cho tác phẩm.
Và cuối cùng, yếu tố mà phần lớn trong chúng ta có lẽ sẽ đồng tình là điểm yếu nhất trong toàn bộ franchise chính của SAO đó chính là nhân vật phản diện một chiều, hay thích giở trò đồ. i b. ại. Trong bản progressive tuy không cải thiện hoàn toàn điều trên, nhưng những kẻ á. c vẫn đỡ cringe hơn nhiều và có động cơ có thể hiểu được. Bởi vì với 1 thế giới luật pháp không tồn tại thì chuyện sẽ có kẻ đi theo con đường lấy gi. ết ch. óc làm niềm vui cũng không phải là lạ.

Okay mà khen cũng nhiều rồi, còn có điểm gì mà tôi vẫn chưa hài lòng ở 2 movie của SAO Progressive? Thứ nhất là tại sao mà movie 2 lại nhảy từ tầng 1 của movie 1 lên tới tầng 5? Việc này tôi nghĩ rằng đã hơi đi ngược lại cái mục đích của bản Progressive đó là cho ta trải nghiệm liền mạch từng tầng một trong light novel. Thứ 2 là tôi vẫn mong bản Progressive có được 1 TV series hoàn chỉnh hơn là phát hành dưới dạng những movie, từ đó giúp có nhiều tương tác và người xem để tôi còn có thể giới thiệu, quảng bá bản progressive hơn nữa. Cho nên, nhìn chung nếu mà bạn đã xem qua những movies trên thì tôi vẫn khuyên nên đọc SAO Progressive light novel cho trải nghiệm hoàn chỉnh nhất vậy.

Trong một video của Tra.sh taste podcast, những youtuber nổi tiếng miêu tả về SAO như là bộ anime tầm thường, “mì ăn liền” mà ai ai cũng phải xem dù biết là không hay. Thế nhưng tôi lại không đồng ý, đối với tôi SAO vẫn luôn là một tác phẩm “lãng phí tiềm năng”, đáng lẽ ra phải là 1 bộ anime hấp dẫn hơn thế nhiều lần. Cho nên khi được thấy những tiềm năng đó cuối cùng cũng được phát huy, được thấy những cảnh hành động đẹp mắt trong nền nhạc đầy hoài niệm, được thấy Kirito và Asuna vai kề vai chiến đấu cùng nhau, phối hợp ăn ý như là “song ki. ếm hợp bích” thì tôi không khỏi phải rùng mình và cảm nhận được một cảm xúc khó tả. Đây không phải là cảm xúc khi xem những bộ anime buồn chán và tệ hại như người khác nói, mà đây mới là, cảm giác của một tác phẩm hay ho thực thụ mang lại.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button