AnimeIndustryNhững Vấn Đề Khác

Sự thay đổi của character design có khiến animation tệ đi?

Một bài ngắn về character design trong anime, ở đây sẽ có một điều cần lưu ý và ghi nhớ, design chi tiết không có nghĩa là animation sẽ tốt, và design đơn giản không có nghĩa là animation sẽ tệ, nên nếu bạn thấy một bộ anime nào có design khác trước đây, đừng vội phán mà hãy xem animation và design khác nhau như thế nào.

Trước hết ta sẽ đi vào một tí về sự có lợi của design đơn giản, ở đây tiết kiệm thời gian để KA vẽ là thứ nhất. Cần ít AD để correction hơn là thứ hai (tùy theo sức nặng của action/acting thì có thể nhiều). Những animator có style độc đáo có thể thỏa sức tung hoành là thứ ba, design đơn giản mang lại “sự tự do”, giúp cho animator có thể thực hiện nhiều loại 2D animation khác nhau, nó có thể chi tiết hơn design gốc như Hashimoto, hoặc là hoạt họa méo mó như K1ro, hoặc là thick smears như Q-kawa….

Với design phức tạp, tùy vào ý định của chính đạo diễn và thiết kế nhân vật, nó sẽ cần nhiều thời gian để vẽ và có thể cần nhiều AD để sửa đổi hơn, các animator thường sẽ phải làm sao để giống với design gốc. Design càng phức tạp, càng nhiều chi tiết, thì anime sẽ càng cần nhiều thời gian và nhân lực để vẽ, ví dụ tiêu biểu là Record of Ragnarok. Một bộ anime với art style cực chi tiết, và PowerPoint animation😂. Nhưng không phải design chi tiết là animation sẽ luôn bị giới hạn, ta có nhiều sakuga show với design khá chi tiết, vấn đề chỉ là người làm có thực sự giỏi hay không mà thôi.

Như vậy việc một bộ anime từ design chi tiết -> design đơn giản là tốt hay xấu?
Câu trả lời sẽ tùy thuộc và khả năng của đạo diễn và người thiết kế nhân vật, nhưng chắc chắn điều này là đúng đắn.

Tại sao? Giảm thiểu sức nặng của tình hình sản xuất, và tiết kiệm tối thiểu thời gian để hoàn thành 1 frame, thậm chí là khiến animation mượt hơn nữa. Sự thay đổi rõ rệt ở đây là dragon ball, với hai thiết kế nhân vật khác nhau, của Yamamuro và Shintani. Một bên có độ chi tiết cao và một bên có độ chi tiết thấp.

Đối với mình hoặc tất cả những ai đã từng xem DB: Broly movie sẽ phải công nhận rằng, nó rất tốt đúng chứ với design của Shintani, ta có action đã mắt, nhiều style hoạt họa khác nhau, animation mượt mà, nhiều character acting hơn, production dễ thở hơn, và chỉ cần 1 animation director (có thể nhiều hơn?)

Còn đối với design của Yamamuro, ta sẽ lấy ví dụ của DB: super và Battle of gods, thì ta có gì? Giới hạn style hoạt họa của một số animator, ít character acting hơn, cần nhiều AD hơn (với Battle of gods là 6 ADs), và production sẽ bị nặng đô hơn ( battle of gods gặp vấn đề khá nhiều). Như vậy ta có thể thấy 2 sự khác biệt, giữa design của 2 người Shintani và Yamamuro có tác động khá lớn trên mặt hoạt họa. Một phần quan trọng nhất là tầm nhìn của đạo diễn, nếu tầm nhìn của đạo diễn đủ tốt, thì hoạt họa của 1 trong 2 design đều có thể cực kì tốt.

Đối với Haikyuu thì tầm nhìn của Sato đã có thể không tốt, so với Mitsunaka, nên cho dù thiết kế nhân vật có cùng một người là Kishida, thì ss4 là một sự thụt lùi so với 3 ss trước.

Như vậy bạn đã hiểu rõ hơn một xíu về việc design có thay đổi đi chăng nữa, thì animation sẽ không thay đổi, mà thậm chí còn tốt hơn. Nhưng ye được cái này thì mất cái kia, nếu bạn muốn design chi tiết và không thay đổi nhiều style hoạt họa mà chỉ nhắm theo một design gốc, và có cả sakuga. Thì Chainsaw man, Jujutsu kaisen 1, Kimetsu No Yaiba(trừ mấy pha tấu hài) và Fate/Stay night của Ufotable, sẽ là những bộ dành cho bạn. Còn về design đơn giản, đa style hoạt họa, và đương nhiên là có sakuga. Thì Ousama rankings, Mob Psycho 100, Kobayashi-san, DB super: Broly, sắp tới là JJK 2 là những bộ sẽ dành cho bạn.

Note: Về shading thì cũng do animator làm, nên đôi lúc shade ít nhiều gì thì do animator làm.

-Momongamt-

alonelycomet

Một fan cuồng của Kyoto Animation và Makoto Shinkai.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button