AnimeNhững Vấn Đề Khác

AI Art? Xấu hay không xấu?

Việc sử dụng công nghệ để hỗ trợ sản xuất là chuyện bình thường từ xưa đến nay. Chúng ta đã thay thế dần những người đưa thư bằng điện thoại, thư điện tử và vv. Nếu muốn công việc có “giá trị” thì chính người lao động sẽ phải khẳng định giá trị của bản thân để chứng minh và chứng tỏ rằng máy móc không thể thay thế được khả năng của họ.

Chẳng riêng gì lĩnh vực nghệ thuật như hội họa, mà ngay cả những ngành nghề khác dần được tự động hóa (lắp ghép, sản xuất, etc), kể cả mảng lập trình AI cũng có những bước tiến nổi bật – vd như ChatGPT có thể giải đáp những vấn đề logic/ngôn ngữ lập trình cơ bản cho đến build một ứng dụng đơn giản). Nhưng với một nhà phát triển giàu tay nghề, họ có thể đưa ra những quyết định mang tính vi mô cũng như vĩ mô về cấu trúc hệ thống, về cách triển khai, lựa chọn nền tảng tối ưu cho từng nhu cầu người dùng – điều mà hiện tại AI vẫn chưa thể làm được, và khi nói về mảng nghệ thuật thì cũng như vậy. Không một AI nào có thể thay thế được những bộ óc của những đạo diễn giỏi (cấu trúc, câu chuyện, phân cảnh) hay những animator thiên tài như Abe, Nakamura và vv …

Thay vì chúng ta xem AI như cái gì đó … đáng ng.uyền r.ủa, thì cứ hãy xem nó như một “công cụ” phục vụ sản xuất, cũng như là để hỗ trợ và cải thiện thêm năng lực cho chính chúng ta.

AI tất nhiên sẽ làm công việc của bất kì ngành nghề nào khó hơn, nâng cao hơn tính cạnh tranh, nhưng chuyện cạnh tranh là chuyện … xưa như trái đất. Nếu không có AI thì bạn vẫn phải cạnh tranh với những người đồng trang lứa, những người trong cùng ngành nghề mà thôi. Và bản thân của bạn – khi cạnh tranh với “đối thủ”, dù là AI hay là con người – vẫn luôn phải nỗ lực để chứng tỏ tại sao tài năng/sản phẩm bạn lại “giá trị” hơn họ.

Như vd art của post dưới cái post này, mình ko đồng ý với Momo ở chỗ, dù qua AI, sau cùng vẫn cần bước cuối là bàn tay con người điều chỉnh. AI vẫn rất thô và không bằng ánh mắt của một người “chuyên nghiệp”.

AI < AI + Người. Nếu như “Người” = 0, thì đã đến lúc cố gắng để nâng lên thành 1. Có một sự thật phũ phàng là chẳng ai muốn bỏ tiền túi ra để mua một dịch vụ mà họ có thể tận hưởng cái dịch vụ này một cách miễn phí.

Nếu như khách hàng muốn nhận được sự đặc biệt độc nhất trong những sản phẩm họ bỏ tiền chi trả – chứ không phải những mặt hàng công nghiệp đại trà y như nhau – thì họ tất nhiên sẽ tìm đến những sản phẩm độc lạ – mà ở đây là nét riêng biệt của người sáng tạo nghệ thuật.

.

Và cuối cùng, mình muốn chốt lại thế này thôi.

Việc sử dụng AI vào ngành công nghiệp anime đang là điều rất mới mẻ, như cái post ngay bên dưới của Momo đã đưa tin – WIT & Production I.G chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Nên nhớ, WIT/IG là studio có tên tuổi hàng chục năm, và họ làm anime (ngạc nhiên chưa), điều này có nghĩa, ngay cả bản thân họ – những con người trong ngành công nghiệp – cũng không xem AI như điều gì đó xấu xa mà chỉ xem chúng như thứ “công nghệ” mới để giúp “đối phó” với bất kì vấn đề gì họ vấp phải.

AI có thể thay thế bàn tay con người không? Không cần nhìn đi đâu xa, mình có thể trả lời cho bạn ngay: không bao giờ, hay ít nhất là cho đến khi mình xuống mồ.

Ví dụ đơn giản thôi. Disney đã bỏ hẳn việc sản xuất hoạt hình vẽ tay, nhưng tại sao những hoạt hình 2D vẫn còn tồn tại đến bây giờ?

Trong anime thì vẫn có những cảnh đan xen 2D với 3D, với 2D nắm phần lớn. Tại sao 3D không thể thay thế được 2D? Tại sao anime đa phần vẫn lựa chọn hình thức 2D để phác họa nên nhân vật và cảnh nền?

Máy móc, những phần mềm edit, tạo dựng đồ họa, hay nôm na là “công nghệ” luôn có một mục đích là cải thiện hiệu quả công việc, cũng như làm cho … đời người sử dụng bớt khổ hơn. Hãy nhìn Ufotable, họ không tránh né công nghệ 3D mà trái lại, áp dụng nhuần nhuyễn chúng để sáng tạo nên cái chất hành động riêng biệt pha lẫn hiệu ứng hạt không đụng hàng ở các siêu phẩm màn ảnh của họ, điều mà bạn không thể tìm thấy ở những studio khác. Nhìn vào thành phẩm là biết ngay đấy là của Ufotable!

Hay như Shinkai vận dụng đồ họa vi tính để tái tạo nên những khung cảnh đất trời và thành phố còn lộng lẫy hơn cả ảnh chụp đời thật!

Trái lại, có những studio luôn trung thành với phong cách hoạt họa truyền thống và luôn hạn chế việc vận dụng 3D ít nhất có thể – như Kyo Ani – khi đến nhân vật nền vẫn được hoạt họa toàn vẹn bằng 2D.

Mà tất cả, đều có những nét riêng biệt khó trộn lẫn vào nhau được!

AI chỉ là công nghệ – cũng như 3D – nếu dùng đúng, thì mình hoan nghênh. Nếu dùng sai, dùng một cách vô tội vạ và lười biếng, thì nghiễm nhiên, mình sẽ tẩy chay. Mình sẽ đánh giá riêng biệt, chứ không gom đũa.

Suy cho cùng, AI có được tiếp nhận hay không? Điều này sẽ phụ thuộc vào những người trong ngành công nghiệp, trong nghệ thuật và quyết định của họ về việc sử dụng thứ công nghệ mới mẻ này.

Nhưng quan trọng nhất, là điều này cũng sẽ phụ thuộc ở BẠN – những khán giả, là thị trường tiêu thụ thành phẩm, sản phẩm nghệ thuật. Liệu bạn có tiếp nhận AI?

Chính bản thân các bạn mới là những người nắm toàn quyền quyết định chỗ đứng của AI trong nghệ thuật trong những năm tháng sắp tới – vì chẳng có người nghệ sĩ nào mong muốn tạo ra những thành phẩm không ai xem cả.

Lảm nhảm dài dòng quá, nhưng nay tự nhiên hứng, mong bạn thông cảm 🤣.

alonelycomet

Một fan cuồng của Kyoto Animation và Makoto Shinkai.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button