AnimeNhững Vấn Đề Khác

Bocchi vs CSM?

Nhân bài của ad Suba mới vừa đăng page (ngay bên dưới post này) thì mình cũng muốn chia sẻ chút suy nghĩ ngắn , là việc khi phê bình một tác phẩm thì điều tối kỵ nhất đối với mình là việc đem thêm một bộ khác ra để dìm, vd như: “Bocchi là bộ hay nhất mùa không như con hàng midsawman nào đó.”

Khi bình phẩm một tác phẩm thì ta nên tập trung chủ đạo về chính tác phẩm đấy, và có thể so sánh liên hệ với những tác phẩm giống như vậy, hay trước đó có cùng chủ để, điều gì tác phẩm này thực hiện xuất sắc, cũng như có thể cải thiện thêm. Không việc gì đi đâu cũng phải chửi xéo hay xỉa xói một bộ khác chỉ vì bạn không thích.

Lấy vd như mùa này, mình vừa xem qua Bocchi cũng như CSM và mình enjoy cả hai như nhau. Với Bocchi, mình đã theo sát team Cloverworks của Umehara (và cũng như chính ông này từ hồi ổng làm ở Dogakobo), biết được dàn nhân sự, dù phải chạy việc sát nút, cũng không đánh đổi chất lượng để mang lại một tác phẩm xuất sắc mà lại khó chuyển thể từ 4koma. Thành công của Bocchi theo mình cũng có thể so sánh với kì tích mà KyoAni và đạo diễn Yamada đã làm được với tác phẩm K-On gần 14 năm về trước.

Và với CSM thì đấy là một phong cách chỉ đạo với lối diễn xuất hoạt họa như phim điện ảnh mà Nakayama muốn thử nghiệm, cũng như ngay chính cha đẻ của bộ truyện là Fujimoto (Fujimoto vốn là người sành phim ảnh, cũng không khó để hiểu tại sao có rất nhiều cảm hứng từ pop culture xuyên suốt CSM anime).

Cả hai tác phẩm kể trên, đều thể hiện sự sáng tạo, chấp nhận rủi ro mạo hiểm, cũng như thể hiện niềm nhiệt huyết, tận tụy của toàn thể đội ngũ sản xuất. Thay vì, đáng lý rằng chúng ta – những người yêu thích và say mê anime, loại hình văn hóa Nhật – nên vui mừng vì vẫn còn những người tận tâm muốn cống hiến như vậy trong ngành sản xuất hoạt họa, thì lại có những bạn muốn chia rẽ, kéo bè chỉ để phân biệt và dìm đi tác phẩm còn lại.

Tại sao khi cùng sự mạo hiểm, cùng sự cống hiến, muốn thử nghiệm ý tưởng, cùng niềm nhiệt huyết, cùng công sức bỏ ra mà một đội ngũ lại không ĐÁNG để nhận được sự tôn trọng như nhau?

Umehara đã và đang chứng minh vị thế của một trong những nhà sản xuất hoạt họa tài năng nhất mà Cloverworks từng có được, nhưng đấy là thành quả ông có được cùng đội ngũ sau bao thăng trầm, sau không ít thất bại cay đắng (vd như pha xẩy chân với Wonder Egg), nhưng đấy lại là đòn bẩy khiến sự nghiệp quản lý của Umehara thăng hoa.

Trong khi CSM vẫn là một tác phẩm nổi bật, thậm chí có phần táo bạo – cũng như Bocchi – không 1:1 y như đúc những panel manga nguyên tác, mà 1.5:1, hay 2:1 … là sân diễn cho những tài năng sakuga nổi bật phát huy hết khả năng của họ, cho họ niềm vui thể hiện. Dù có thể bạn không thích CSM, ừ không sao, mỗi người chúng ta đều có “gu” khác nhau, bạn chỉ trích CSM? Cũng chẳng sao, vì chúng ta mỗi người có mức độ cảm thụ cũng như lập luận và góc nhìn khác nhau. Nhưng việc bạn chửi xéo sang fan, hạ thấp tác phẩm, cũng như công kích sở thích và gu người khác, là bạn đã đi quá xa rồi.

Lần đầu tiên Mappa đầu tư và lập hẳn một đội ngũ chủ lực, cũng như dành nguồn lực để trau dồi và đào tạo lứa thế hệ hoạt họa sĩ “nhà” riêng biệt dưới sự dẫn dắt của Nakayama và Seshimo, lần đầu tiên Mappa “dám” gánh vác phần lớn nguồn kinh phí đầu tư cùng với Shueisha, và cũng là lần đầu tiên, giấc mơ của Nakayama cùng với đội ngũ “nhà” ở Mappa mới có dịp hiện thực hóa qua tác phẩm CSM của Fujitomo sau một năm ròng rã.

Tại sao bạn lại ác ý muốn lấy nó đi? Tại sao ta không thể tôn trọng công sức của những người đứng đằng sau 2 tác phẩm này? Những người đã mang lại cho “anime fan” nhiều sự lựa chọn?

Mình lại buồn khi nghĩ đến Jun Maeda. Nếu như bạn không biết thì ông là ngòi bút chủ lực của Key, vốn đã mang đến những câu chuyện như Clannad (bản chuyển thể After Story của KyoAni là anime drama hay nhất mình từng được xem), Angel Beats (P.A Works thực hiện). Sau này vì nhiều lí do, những tác phẩm nguyên tác ông viết kịch bản đã không nhận được nhiều sự đón nhận (Charlotte, Kamisama ni Natta Hi … ), nhưng một bộ phận fan đã cay đ.ộc với những lời bình luận làm tổn thương sự tự trọng của ông, khiến ông từ bỏ kịch bản anime mãi mãi. Dù bạn có thể không thích lối viết của Maeda, nhưng không phủ nhận tài năng ông vẫn còn có thể tiến xa hơn, cải thiện hơn – điều mà giờ đây chúng ta sẽ không bao giờ có dịp chứng kiến được. Và anime đã mất đi một người viết kịch bản đầy tài năng đáng được trân trọng.

Mà thôi, ngày cuối của 2022 rồi 🤣. Cuộc sống của mình hiện vẫn chưa ổn định được nên thứ lỗi với các bạn mình không đăng bài được thường xuyên. Hy vọng năm sau mọi việc ổn thỏa thì mình sẽ có nhiều thời gian hơn.

alonelycomet

Một fan cuồng của Kyoto Animation và Makoto Shinkai.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button