AnimePhân Tích & Cảm Nhận

Wazukyan hoàn toàn khác với Bondrewd. Tại sao không hề có nhân vật phản diện trong Made In Abyss season 2.

(Cảnh báo có spoliers)

Vậy là “Ganja arc”, đoạn flashback về hành trình của nhóm thám hiểm Ganja đi tìm thành phố vàng cũng đã được bộ anime trình chiếu và thể hiện đầy đủ. Đây có thể nói là đoạn mà tôi trong chờ nhất trong mùa 2 của Made In Abyss. Không những chỉ vì độ dark của nó mà còn là những yếu tố khác đã tạo nên sự thú vị cho phân cảnh này.

Vì ý tưởng của tác phẩm là khi càng xuống sâu hố Abyss thì các nhân vật chính sẽ chứng kiến những việc ngày càng điên rồ, kinh t.ởm hơn, nên cũng không có gì lạ ngay cả với những bạn chỉ xem anime mà không đọc trước manga là mùa 2 sẽ tăng cường yếu tố kinh dị hơn cả movie Dawn of the deep soul. Tuy nhiên, cho dù có chuẩn bị tinh thần đến đâu thì arc Ganja này vẫn có 1 sự tác động lớn đến tâm lý của người xem. Tôi đã đọc qua manga nhiều lần mà vì có âm nhạc và lồng tiếng tốt vẫn cảm thấy một sự quặn lòng nhất định, không hề nhẹ nhàng tí nào.
Ở season 2 này, phải nói sự bổ sung seiyuu cho những nhân vật mới rất là phù hợp. Đặc biệt, tôi rất thích chất giọng của Vueko, việc sử dụng giọng của cô để dẫn chuyện đã giúp khán giả đồng cảm hơn với góc nhìn của nhân vật và những gì mà họ đã trải qua.

Qua arc Ganja này thì một số “meme” so sánh giữa nhân vật Wazukyan và Bondrewd cũng được fan của Made In Abyss tạo ra để chỉ ra sự giống nhau trong khả năng tạo ra “soup” của họ. Dĩ nhiên việc chọn VA của Sanji, đầu bếp thượng hạng trong One piece cho Wazukyan cũng là có ý đồ cả. :v
Vậy thì Wazukyan có thực sự giống với Bondrewd? Tôi lại nghĩ là hoàn toàn không. Đối với Bondrewd, chúng ta đều đồng ý hắn ta là 1 nhân vật phản diện, một “boss tầng” mà nhân vật chính phải đánh bại để đi tiếp cuộc hành trình. Còn Wazukyan thì không thể nào “tỏa ra” sự đáng sợ, nguy hiểm như 1 nhân vật phản diện được, mặc dù hành động của ông ta đúng là cũng ghê t.ởm không kém. Tôi thậm chí còn không nghĩ Wazukyan là 1 phản diện hay kể cả một Faputa theo đuổi sự trả thù và hủy diệt.

Tại sao vậy? Bây giờ ta hãy phân tích rõ hơn về động cơ của 2 nhân vật Bondrewd và Wazukyan này. Đối với Bondrewd, hắn ta cho rằng những thí nghiệm của mình sẽ có ích cho các thám hiểm gia giúp họ vượt qua lời nguyền của tầng 6 và chuẩn bị cho thứ gọi là “chu kỳ 2000 năm sắp tới”. Tuy nhiên, khán giả chưa thấy được rõ ràng những thứ mà Bondrewd đã giúp ích được cho Orth để bù đắp cho những sự hy sinh mà hắn ta đã gây ra. Thứ 2 là những thí nghiệm v.ô nh.ân đạo của hắn ta chưa chắc gì đã là biện pháp duy nhất để nghiên cứu lời nguyền. Có lẽ đó chỉ là cách “nhanh nhất” để hắn đạt được mục đích của mình mà thôi. Do đó, có thể nói giá trị “vị lợi” của Bondrewd là không rõ ràng có lẽ chỉ để che dấu cho sự “vị kỷ” của hắn ta là để thỏa mãn ham muốn được thực hiện những thí nghiệm một cách t.àn nh.ẫn.

Còn đối với Wazukyan là một sự “vị lợi” rõ ràng hơn rất nhiều. Ngay từ lúc mà nhóm thám hiểm Ganja đặt chân xuống tầng 6 thì cũng là lúc mà số phận của họ đã được định đoạt. Không hề có kiến thức gì về sự nguy hiểm của lời nguyền và các sinh vật ở tầng này, mọi tương lai của họ đều dẫn đến 1 điểm duy nhất mà thôi, đó là cái ch .ết. Nếu Wazukyan không dùng những quả trứng thì ngay cả Irumyuui cũng chịu chung cái kết với cả đoàn. Căn bản là không còn bất cứ lựa chọn nào khác. Cho nên hành động của Wazukyan không hề vì bản thân mình mà là vì người khác, với vai trò là người đứng đầu, ông ta phải luôn đặt sự sinh tồn của các thành viên trong nhóm lên ưu tiên cao nhất.
Bondrewd cũng có những sự đa chiều, phức tạp đã khiến cho hắn ta trở thành một nhân vật phản diện nhiều nét đặc sắc. Ví dụ như việc hắn ta nhớ được tên, mơ ước của những người mà mình đã hy si.nh hay việc hắn ta tự hy si.nh bản thân mình để tạo ra chiếc còi trắng. Tuy nhiên do nhiều sự bí ẩn trong động cơ và việc hắn ta bị Zoaholic tác động trở nên ngày càng điên cuồng, đánh mất nhân tính vẫn làm cho khán giả không thể nào đồng cảm với hắn ta được, củng cố thêm cho nhận định Bondrewd là 1 nhân vật phản diện điển hình.
Còn Wazukyan, có thể là 1 “socio.path”, một kẻ sống lý tính không có cảm xúc nhưng mong muốn của lão ta vẫn rất rõ ràng đó là đảm bảo sự an toàn cho nhóm của mình, cho dù có phải đánh đổi nhân tính đi chăng nữa. Tuy nhiên, đối với Faputa, em ấy cũng có phần đúng của mình đó là ngôi làng Iruburu đã phải tồn tại quá lâu đến 150 năm, tương ứng gần 2000 năm ở Orth (có sự “tương đối” của thời gian trong Abyss, càng vào sâu thì thời gian trôi càng chậm). Với mục đích ban đầu đó là đảm bảo an toàn cho nhóm Ganja, bây giờ ngôi làng đã trở thành nơi để những sinh vật đánh mất nhân tính thỏa mãn những ham muốn của mình. Hoàn toàn không công bằng tí nào cho Irumyuui đã phải chịu đựng quá lâu như vậy và cô bé cần phải yên nghỉ.

Tôi nghĩ chính “bức tranh đạo đức xám”, không bên nào đúng bên nào sai như vậy đã khiến cho Made In Abyss season 2 trở nên đầy phấn khích và thú vị. Bởi vì, Made In Abyss, suy cho cùng vẫn là câu chuyện về sự thám hiểm và sinh tồn. Tất cả các nhân vật ở đây đều có mong muốn chính đó là khám phá và cùng tồn tại với cái hố sâu đ.ịa ng.ục này mà thôi. Và chính arc Ganja là hiện thân rõ ràng nhất về 1 câu chuyện “làm tất cả để sinh tồn” điển hình mà theo tôi là đoạn đỉnh cao trong mùa này.
Thật là một chuyến hành trình đáng nhớ của khán giả chứng kiến cô bé Riko muốn đi đến đáy Abyss để tìm kiếm mẹ mình và khám phá những bí ẩn, cho đến những câu chuyện phức tạp và ngang trái, éo le đến như vậy. Đáng sợ có, buồn bã có, nhưng tôi vẫn muốn xem tiếp, giống như Riko muốn đi tiếp cuộc hành trình của mình vậy.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button