AnimePhân Tích & Cảm Nhận

Vampire in the Garden – Lời Nguyền … Netflix của WIT Studio.

Khi xa xưa, vampire và loài người chung sống hòa thuận với nhau tại nơi gọi là “thiên đàng”. Nhưng thời gian trôi đi, mâu thuẫn nảy sinh giữa 2 giống loài. Chiến tranh dai dẳng kéo dài đẩy tình cảnh của cả hai đến bờ tận diệt. Cho đến một ngày, cô gái Momo tình cờ gặp mặt Fine – nữ hoàng của vampire. Quá chán ngán với chiến tranh và đổ máu, cùng nhau họ quyết tâm tìm lại vùng đất xa xưa – khi cả hai giống loài vẫn sống thanh bình.

Nhận xét ngắn gọn thôi, đây nguyên tác của Ryoutarou Makihara và WIT studio. Nhưng những bộ có nhãn mác “độc quyền Netflix” thường sẽ theo xu hướng “mì ăn liền”, và tác phẩm nguyên tác này của WIT cũng không phải ngoại lệ.

WIT gần đây tung ra 2 bộ sát nhau trên Netflix, Bubble và Vampire. Tuy nhiên, theo mình thì Bubble vẫn rất dễ xem, đủ sức để giải trí vì thể loại của Bubble (tình cảm – giả tưởng) thuộc dạng dễ tiếp cận đối với khán giả. Nhưng đến Vampire, cốt truyện đặt nặng tính drama và có phần “nghiêm túc” hơn, xoáy mạnh vào xung đột giữa 2 giống loài, có nhiều chủ đề lấn sâu vào chính trị, quyền lực, kì thị giữa giống loài, pha lẫn máu me, bạo lực … Nên là với không khí “căng thẳng” như vầy, nếu tác phẩm xẩy nhẹ chân bởi số ít tình tiết không hợp lý, thì tính liên kết tổng thể sẽ bị gãy khúc ngay.

Lấy vd, trong một số phân cảnh, nhân vật cư xử rất ngớ ngẩn (đang đối mặt với kẻ địch mà cứ sao nhãn ngó lơ sang chỗ khác, xong a lê hấp cho về trời … ), họ thực hiện những hành động phi logic, chỉ để tạo ra kết quả câu chuyện … “yêu cầu” mà đẩy tiếp sự phát triển [Video vd trong cmt, chú ý có spoil].

Đạo diễn Makihara trước đó có 2 dự án chủ lực là Hal và Empire of Corpses. Hal xem không tệ, nhưng đấy là do người khác đảm nhận kịch bản ( Izumi Kizara có nhiều kinh nghiệm viết kịch bản phim người đóng). Đến với dự án lần này, Makihara tự tay solo hẳn phần kịch bản của Vampire thì cá nhân mình thấy nhiều phần không ổn chút nào. Về mặt ý tưởng không có vấn đề gì, chỉ là khâu triển khai thì lại quá chắp vá, với nhiều tình tiết gượng gập, thiếu tự nhiên, gây khó chịu cho người xem. Mình coi mà cứ bực mình hành động của nhân vật. Tương tác giữa Momo và Fine cũng không mang lại cảm giác thỏa mãn vì thời lượng hạn chế.

Mình lấy làm tiếc vì với một bộ nghiêm túc như vầy, khâu hình ảnh được thể hiện tuyệt cú mèo luôn. Đỉnh cao của WIT cũng như I.G trong nhiều năm trở lại đây – Vampire in the Garden là bộ “mượn” nhiều tài năng của “anh chị em” từ Production I.G như Kazushi Fujii (chỉ đạo nghệ thuật), Tetsuya Nishio (chỉ đạo hoạt họa) vào góp mặt thực hiện. Bối cảnh được thiết kế rất phù hợp với không khí tác phẩm – là nơi hậu hiện đại, khi thế giới bị tàn phá bởi các cuộc chiến triền miên, nhưng những nét kiến trúc của một nền văn minh đã từng tồn tại phần ít vẫn còn hiện diện, thể hiện qua những tòa nhà cao tầng đổ nát, xe gỉ sét, hay một thế giới vùi trong tuyết trắng vĩnh cửu …

Mặt hình ảnh rất cuốn hút, đủ sức làm khán giả say mê, chìm đắm vào cái thế giới “hậu tận thế”, nhưng mảng nội dung thì lại tương đối trung bình, khó làm người xem nhớ được gì, chưa kể chủ đề cũng không hẳn là dễ tiếp cận do nhiều yếu tố trưởng thành, tình tiết rời rạc và kết thúc tạo ra nhiều câu hỏi lớn.

Nhìn chung, Vampire in the Garden chỉ là tác phẩm “xem tạm” của WIT studio, xem để chiêm ngưỡng mặt hình ảnh xuất sắc của họ, nhưng bạn không nên mong đợi gì nhiều về mảng nội dung. Hy vọng đạo diễn Makihara sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm hơn qua Vampire in the Garden, mà hình thức “series ngắn” của Netflix vẫn là một thử thách lớn với bất cứ ai để tạo ra một tác phẩm đáng nhớ hơn là một bộ nhãn mác “mì ăn liền” đóng hộp Netflix.

alonelycomet

Một fan cuồng của Kyoto Animation và Makoto Shinkai.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button