Anime StudioIndustry

Anime Studio và Những Góc Nhìn Sai Lệch.

Bài viết sẽ phần nào giúp bạn có cái nhìn khái quát hơn về những gì đã va đang diễn ra trong ngành CN anime, lẫn làm rõ hơn một số vấn đề mà những bạn bắt đầu tìm hiểu về các studio thường có cái nhìn sai lệch, ví dụ như sử dụng những tác phẩm “không đúng hoàn cảnh” để đánh giá chất lượng của một studio trong thời điểm hiện tại.

Ngành CN anime là một “hệ sinh thái” đa dạng, phần lớn các studio vừa cạnh tranh, lẫn hỗ trợ cho nhau (lí do vì sao nhiều studio thường đi gia công qua lại cho nhau). Thực hiện anime là một công việc rất nặng nhọc, và điều này đòi hỏi công sức của hàng trăm nhân sự làm việc cùng nhau, cũng vì vậy đa phần những studio hiện tay không thể “tự lực” thực hiện toàn phần một bộ anime mà vẫn phải phụ thuộc vào hình thức “ký hợp đồng” với nhân sự bên ngoài (outsource).

Đạo diễn Shuhei Yabuta (Vinland Saga) đã có lời nhận xét sau:” Studio tuy có vai trò trong việc điều phối môi trường cho đội ngũ thực hiện, nhưng mỗi người trong dàn nhân sự đóng vai trò quan trọng hơn để tạo dựng một tác phẩm thành công”.

◆ Và đây là điều quan trọng bạn nên nắm: Chất lượng của một tác phẩm bất kì không nhất thiết phản ánh chất lượng hoặc khả năng của một studio ở thời điểm hiện tại.

Nói một cách khác để bạn dễ hình dung, studio Madhouse luôn là cái tên nằm trong top các studio yêu thích của rất nhiều người vì là nơi của nhiều tác phẩm “arthouse” (những bộ thường chỉ nhắm đến phần nhỏ khán giả) như Kaiba, Yojouhan Shinwa Taikei … lẫn các bộ nổi đình nổi đám như Hellsing, Monster, Death Note, Hunter x Hunter …

Tuy nhiên, đây là “cái bẫy” mà nhiều bạn thường hay vấp phải – họ sử dụng những tác phẩm kể trên để đánh giá studio Madhouse trong thời điểm hiện nay!

Đã qua rồi hình ảnh thời huy hoàng của một cây đại thụ trong ngành CN anime, Madhouse hiện nay không như Madhouse của hơn một thập kỷ trước khi nguồn sức mạnh đã bị chia năm xẻ bảy. Lấy vd như đạo diễn đình đám Tetsurou Araki (Death Note, HotD) thì nhảy sang đầu quân cho I.G/WIT, Yuasa tách ra thành lập studio riêng, đòn đánh chí mạng nhất là Masao Maruyama – nhà đồng sáng lập Madhouse – đã rời bỏ studio, mang theo nhiều nhân sự trụ cột để lập nên studio MAPPA và vv… Shaft vốn là studio “danh tiếng” qua franchise monogatari, nhưng sau cơn “đại di tản” của đa phần lực lượng staff nòng cốt (giai đoạn 2017-2018), sẽ khó có khả năng họ đảm nhận thêm bất kì dự án monogatari nào, hay ít nhất là trong nhiều năm sắp tới. Hoặc WhiteFox hiện nay chỉ còn là cái “vỏ ốc rỗng” khi NSX trụ cột Yoshikawa (Re:Zero) rời bỏ studio và mang theo cùng ông phần lớn bộ phận nhân sự chủ lực, sự hồi phục của WhiteFox sẽ phải mất khá nhiều thời gian.

Vậy nên khi bạn lấy một tác phẩm bất kì để đánh giá tình hình một studio, thì cũng nên biết rõ bạn đang … nói điều gì, phản ánh và nhận xét điều gì (có bao nhiêu nhân sự trụ cột của studio thực hiện, hay phần lớn là outsource, trong giai đoạn nào và vv … ). Chẳng ai lấy Neon Genesis Evangelion hay Gurren Lagann để đi khen Gainax bây giờ cả.

◆ Mặt khác, “vì sao X studio lại có thể đảm nhận và ôm sô nhiều bộ quá vậy?” – đây có lẽ là thắc mắc của nhiều bạn thì mình sẽ giải đáp luôn trong bài này. Studio không chỉ cấu thành bởi duy nhất các hoạt họa sĩ (tất nhiên rồi)!

Đa phần các trường hợp nhân viên rời bỏ hoặc lục đục nội bộ là do bê bối trong khâu quản lý (như bất đồng trong hướng đi studio lựa chọn, hay đối đãi không tốt và vv …). Và trường hợp ngược lại cũng có, vd như MAPPA, là studio có khâu quản lý rất mạnh.

Lấy vd, thông tin nóng ngày hôm qua là Vinland Saga Season 2 sẽ được họ đảm nhận, tuy nhiên mình đã đoán được chuyện này từ hồi 2/10 năm ngoái khi biết rằng Yabuta đã “viếng thăm” MAPPA 🤣. Việc MAPPA đảm nhận thêm Vinland Saga S2 không phải là công việc quá sức vì đơn giản, core staff – đội ngũ trụ cột – đa phần những người đã thực hiện S1 đều góp mặt đông đủ, chuyện còn lại thì sẽ có đội ngũ quản lý đảm nhận (thuê KAs, outsource gia công và vv … ). Yabuta không thương lượng được với WIT để tiếp tục thực hiện Vinland Saga thì tất nhiên MAPPA đâu thể để xổng miếng mồi ngon (y như đã làm với AoT trước đó)!

Tuy nhiên, quản lý mạnh không đồng nghĩa hay tương xứng với sự nghiễm nhiên trong chất lượng của một tác phẩm. Thậm chí, chất lượng còn trồi sụt tùy vào mỗi dự án vì họ lệ thuộc nhiều vào nguồn lực bên ngoài. Như trường hợp Takt.Op Destiny hồi năm ngoái bị MAPPA đem con bỏ chợ vậy, hay như thảm họa Listeners mà nếu không nhắc cũng chả có ai biết rằng đấy là sản phẩm của MAPPA đâu!

◆ Thế tiêu chí nào để đánh giá “chất lượng” của một studio hiện nay?

Mỗi người thường sẽ có một tiêu chí riêng nhất định để đánh giá, nhưng đây là bài viết của mình thì … sẽ theo tiêu chí riêng của mình. Mình cho rằng, một studio “chất lượng” cần thỏa mãn 2 tiêu chí tối thiểu sau: bộ phận quản lý giỏi và sở hữu dàn nhân sự có tay nghề cao của riêng họ.

Và top 2 studio hiện nay thỏa mãn đủ 2 tiêu chí kể trên của mình là Kyoto Animation và Ufotable. Nói chứ, mình là fan của 2 studio từ năm 2007 lận từ lúc mới bước chân vào anime cho đến hiện giờ, và các tác phẩm họ thực hiện luôn có sự ổn định trong chất lượng, sai số “xẩy chân” là rất thấp (Ufo thì có God Eater, KyoAni chắc có lẽ mình không ưng duy nhất bộ Phantom World mà thôi). 9/10 trường hợp bạn chọn lựa tác phẩm họ thực hiện thì bạn sẽ xem được những gì đúng với kì vọng của mình.

Nguyên do là cả 2 studio đều luôn giữ vững tầm nhìn và lập trường xuyên suốt từng ấy năm, và luôn biết sửa sai lẫn cải thiện sau thất bại của họ (lấy vd sau thảm họa God Eater thì Ufo đã chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động rất nhiều), và đặc biệt là họ luôn dồn tâm huyết vào các tác phẩm của mình. Công lớn phải kể đến đội ngũ nhân sự họ tự tay nuôi dưỡng và huấn luyện thành tài, đa phần nhân viên thường có thời gian gắn bó với studio rất lâu (trung bình 5-10 năm). KyoAni hiện nay là studio duy nhất trong ngành có khả năng “tự lực” thực hiện đến 99% các công đoạn sản xuất hoạt họa mà không cần outsource, theo sau là Ufotable. Điều này cũng dẫn đến sự ổn định trong chất lượng, những gì bạn xem chính là những gì bạn sẽ mong đợi ở studio. Trong khi những studio khác thường dính vào scandal với hoạt họa sĩ (MAPPA, Madhouse, A-1 … đa phần đều bị) thì với KyoAni và Ufo, bạn khó có thể tìm được “vết nhơ” nào về việc đối đãi với nhân viên nhà. Việc Ufo và KyoAni được mọi người chú ý và biết đến rộng rãi là do công sức, thành quả họ xứng đáng gặt hái được sau hơn hàng chục năm kiên trì theo đuổi và giữ vững hướng đi.

Nhiều bạn hiện nay thấy cả 2 studio này quá nổi và phổ biến – đơn giản vì thành quả họ xứng đáng đạt được – mà đâm ra ghét lây lẫn lấy studio ra để trêu đùa bỡn cợt, vừa nhạt tuếch mà cũng chỉ chứng minh sự thiển cận trong tầm nhìn của bạn mà thôi. Chẳng studio nào đáng bị đem ra làm trò đùa cả.

Có một vài studio khác mình muốn nhắc sơ qua là Production I.G và WIT (ở WIT thì đặc biệt là team của Imai và Araki), Cloverworks (team Umehara và Fukushima), studio Dogakobo, Science Saru của Yuasa (dù hơi bê bối về nhân sự đôi chút), Madhouse tuy đã qua thời hoàng kim và quy mô nhỏ hơn khi xưa nhưng vẫn được team chủ lực của Fukushi gồng gánh trong thập kỷ vừa rồi, có lẽ phải thêm cả studio Colorido vì đã lựa chọn nhân tài đạo diễn trẻ Ishida làm bộ mặt của họ (giống với CoMix Wave Films và Shinkai) …

Thêm ý nữa, hiện nay các studio vừa cộng tác, nhưng cũng lại cạnh tranh đấu thầu. Chính vì thế họ phải tự tìm ra “lối đi” để làm nổi bật bản thân hơn những đối thủ còn lại. Lấy vd, WhiteFox đã in đậm dấu ấn lên khán giả với những tác phẩm “isekai” (như Re:Zero, studio Bind cũng có sự góp mặt của phần đông nhân sự từ WhiteFox), Dogakobo với hoạt họa năng động, trẻ trung giàu biểu cảm … thì những điều này tùy thuộc vào gu người xem và khá vô nghĩa khi mang vào làm thước đo để đánh giá một studio.

Lấy vd phong cách “hành động siêu thực” của Ufo đã được tôi luyện trong bao nhiêu năm, anh linh đập nhau long trời lở đất với hiệu ứng như pháo hoa đã mắt thì không một studio nào làm tốt hơn họ (thậm chí đến với KnY họ còn lồng ghép hiệu ứng vẽ tay 2D vào CGI như lúc thi triển các kỹ thuật kiếm, khiến hiệu ứng không lấn át mà tô điểm thêm cho nhân vật), sẽ khá vô nghĩa nếu đem các pha hành động đặt nặng tính thực tế và choreography của Bones/WIT vào so sánh, hay nói một cách đơn giản, mỗi studio có phong cách khác nhau tùy vào gu người xem.

Nếu bạn muốn phê bình, thì hãy nên kiếm những vd thực tiễn mang tính khách quan hơn, vd như scandal “tối giản layout” hồi năm ngoái của studio Bones, lí do vì sao mình không nhắc đến Bones là vì vậy. Nhìn Bones tối giản layout rồi làm BnHA như để chờ thời, thậm chí còn không có cut nào của Nakamura trên truyền hình năm ngoái, so với khi Ufo chiêu dụ thành công huyền thoại sống Abe về nhà rồi cho ông bung hết lụa làm mình mừng cái này mà buồn cái kia! Đâu rồi một thời Sword of the Stranger, Darker than Black của Bones?

Nhìn chung thì để đánh giá tổng quát chất lượng của một studio hiện tại, bạn sẽ cần phải tìm hiểu về nhiều yếu tố khác nhau (tình hình outsource, lực lượng nhà, core staff ước lượng tỉ lệ bao nhiêu, quản lý như thế nào, khung thời gian nào và vv … ) – điều mà một tác phẩm bất kì khó có thể cung cấp được hết trừ phi bạn biết chính xác điều bạn đang bàn luận thông qua credit tác phẩm.

Ngoại lệ là Ufo/KyoAni (những studio có lực lượng “nhà” trụ cột đảm nhận toàn phần) vì bộ nào cũng như bộ nào, thể hiện cho sự thống nhất của cả một tập thể. Thông qua credit một tác phẩm họ thực hiện, ta có thể biết gần như chính xác diễn biến và nội bộ của studio (như nhân sự mới thăng tiến và vv … ).

Chà, cũng không tính viết dài thế này đâu mà thôi kệ vậy 😂.

alonelycomet

Một fan cuồng của Kyoto Animation và Makoto Shinkai.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button