Đạo Diễn & Hoạt Hoạ SĩIndustry

Tetsurou Araki – Người Đạo Diễn Đem Đến Thành Công Cho Attack On Titan, Death Note & Phong Cách Làm Anime.

Điều gì làm nên sự thành công của series Attack on titan? Nhiều người có thể nói là do phong cách kể chuyện đầy cuốn hút của tác giả Hajime Isayama. Đúng là bộ manga đã có 1 chỗ đứng nhất định trước khi chuyển thể lên anime vào năm 2013, thế nhưng có thể nói chính từ phần đầu anime mới tạo nên 1 cơn “sóng thần” thực sự càn quét toàn bộ cộng đồng đến nỗi trong năm đó đi bất cứ sự kiện anime nào ta cũng đều thấy những bộ trang phục cosplay của tác phẩm này. Cũng giống như bộ Kimetsu no yaiba được bùng nổ sự nổi tiếng nhờ vào chuyển thể từ đạo diễn Haruo Sotozaki và studio Ufotable, mình nghĩ chúng ta cũng cần phải nhớ đến cái tên của người đạo diễn anime đã đóng góp lớn vào sự phát triển của AOT trong suốt chặng đường của mình đó là Tetsurou Araki.

Ngoài ra bên cạnh AOT, Tetsurou Araki cũng là đạo diễn của Death note, bộ anime đứng vị trí số 1 về độ phổ biến trên trang myanimelist và Guilty crown, Kabaneri of the iron fortress, Highschool of dead, tuy không nổi bằng nhưng vẫn là những tác phẩm gây ra rất nhiều sự bàn luận, tranh cãi trong cộng đồng anime tại thời điểm mà những bộ này ra mắt. Vậy thì tại sao những tác phẩm của đạo diễn này lại nhận được nhiều sự chú ý đến vậy và anh ta có những bí quyết gì để có thể tạo ra những TV series đầy đáng nhớ? Trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về 1 vị đạo diễn đầy tài năng, đầy thú vị nhưng cũng thật là đầy tranh cãi trong giới anime.

¤ Tiểu sử:

Đạo diễn Tetsurou Araki sinh năm 1976. Sau khi tốt nghiệp đại học Senshu tại Tokyo, anh liền vào làm animator cho studio Madhouse. Tài năng của anh nhanh chóng được nhận ra và anh được đạo diễn bộ anime đầu tay đó là Otogi-Jūshi Akazukin (bản OVA) vào năm 2005. Năm 2006-2007 anh chính thức đảm nhận vai trò đạo diễn cho bộ anime dài tập Death note và sau đó lần lượt là những bộ Kurozuka, High school of the dead tại Madhouse và Guilty Crown tại Production IG. Từ năm 2013 anh chính thức gia nhập Wit studio để thực hiện AOT từ phần 1 đến 3 và bộ Kabaneri of the iron fortress.

¤ Phong cách:

Nếu như bạn có xem bất kỳ bộ anime nào của Araki-san, bạn điều có thể dễ dàng nhận ra phong cách đạo diễn quá đà, đầy nhấn mạnh và phóng đại của anh ta. Đó là những cảnh hành động đầy máu lửa, những cảnh cháy nổ khắp nơi như của michael bay, cảm xúc biểu cảm nhân vật được đẩy lên tới tận nóc và không thể thiếu âm nhạc đầy sôi động của Hiroyuki Sawano-san.

• Araki-san rất chú trọng vào tính cảm xúc và giải trí của 1 tác phẩm với việc tập trung hết mức để làm sao khán giả có thể có những trải nghiệm hình ảnh, âm thanh tốt nhất và anh ta không hề chờ đợi mà luôn đánh mạnh vào những tập đầu.

Death note với cảnh ăn snack “huyền thoại” chính là 1 trong những minh chứng rõ ràng nhất cho phong cách đạo diễn của anh. Đẩy tình tiết lên dramatic quá đà, camera di chuyển nhanh, âm nhạc dồn dập làm ta cứ tưởng 1 cảnh chiến đấu với boss cuối hay gì rốt cuộc chỉ là nhân vật Light Yagami ăn snack.

Tương tự trong tập đầu của AOT, Araki-san tạo ấn tượng mạnh mẽ về 1 thế giới tàn nhẫn, chết chóc khi mà tập trung vào biểu cảm của các nhân vật với các gương mặt vô cùng sợ hãi, lúc nào họ cũng hét vào mặt nhau, máu văng tứ tung khắp nơi và bản nhạc “vogel im kafig” vang lên ở cuối tập… Tất cả chỉ cùng 1 mục đích là đẩy cảm xúc, ấn tượng đầu tiên của khán giả lên mức cao nhất có thể.

Ngoài ra đối với Araki-san, animation cũng là 1 yếu tố quan trọng hàng đầu với việc tạo ra những cảnh action ấn tượng nhất. Bây giờ thì ta có thể đã quen với những cảnh nhân vật dùng bộ cơ động 3d bay nhảy thấy nó bình thường, nhưng nếu trở về năm 2013, những cảnh hành động trong season 1 có thể khiến khán giả như tôi hồi đó cảm thấy nổ não. Tương tự như vậy thì animation trong Guilty crown, Kabaneri, HOTD cũng điều thuộc dạng “top-tier” vào thời điểm mà những bộ đó ra mắt.

Trong bộ Guilty crown và Kabaneri thiết kế nhân vật cũng vô cùng đẹp đẽ. Ví dụ như nhân vật Inori ăn mặc tuy khá hở hang nhưng trang phục của cô không hề phản cảm mà đầy ấn tượng, quyết rũ, tôn lên nét dễ thương khiến cô là waifu của biết bao nhiêu thanh niên thời đó.

Còn trong bộ “High school of the dead” thì Araki-san nhận ra fanservice sẽ là yếu tố chính giúp bộ này ăn khách nên anh đã đẩy yếu tố này lên đến mức tối đa. Những cảnh lộ pantsu, hở hai đồi núi thì kiểu như cỡ vài giây là có. “Boobs physics” thì cứ như mô phỏng UE5 cực kỳ mượt :v. Đối với bộ khác, nếu có quá nhiều fanservice lặp lại như vậy có thể khiến người ta cảm thấy buồn chán khi xem thế nhưng Araki-san luôn biết cách giữ lấy sự hứng thú của khán giả, bằng cách gắn yếu tố fanservice với những cảnh hành động theo 1 cách đầy lố bịch. Ví dụ không gì khác cảnh “matrix ngực” đầy huyền thoại khi mà viên đạn từ nòng súng của MC len lõi giữa 2 gò bồng đào hùng vĩ của nhân vật Seako. Tất cả chỉ để show độ nảy như món bánh pudding của thứ đó. Tôi chỉ có thể thán phục mà thốt lên rằng đây là đỉnh cao của fanservice, bạn không thể nào làm một cảnh fanservice tốt hơn được thế nữa.

Thế thì điểm gì lại khiến cho những tác phẩm của Araki-san gây nhiều tranh cãi. Bộ anime Kurozuka là 1 đại diện khá rõ ràng cho những vấn đề của những bộ original sau này mà anh đạo diễn. Bộ anime làm tôi phải “Wow!” liên tục với những cảnh hành động vô cùng tuyệt vời, độ gore edgy đẩy lên tối đa cực ngầu và xây dựng bầu không khí đen tối, kinh dị, bí ẩn vô cùng tốt. Thế nhưng cốt truyện lại đầy rối rắm và đặc biệt là cái kết khi tôi xem xong kiểu “ủa, đây là đâu và tôi là ai?”, có thể nói là lú lẫn luôn. Tương tự như vậy, bộ Guilty crown âm thanh, hình ảnh, animation có thể nói 10/10 thậm chí 11/10 cũng được nhưng cốt truyện thì lại đầy dấu chấm hỏi và cái kết đã để lại nhiều sự hụt hẫn trong lòng khán giả.

Luôn có một điểm yếu trong những bộ original của Araki-san đó là phần kịch bản không hề xứng tầm với các yếu tố còn lại, khiến cho những bộ Guilty crown hay Kabaneri of the iron fortress có thể bị nhiều người gọi là những “train wreck”. Cá nhân tôi nghĩ rằng Araki-san không có lỗi gì nhiều bởi vì trong những bộ original thì vai trò của người biên kịch mới là mang tính quyết định đối với phần script hơn là đạo diễn. Và anh đã tạo ra 1 team cực kỳ chất lượng rồi, Sawano-san ở phần âm nhạc, Ichirō Ōkouchi đã từng viết script cho Code Geass, 1 bộ cực kỳ đình đám trước đó và dàn animators đầy tài năng nữa. Ai mà biết được lão Ōkouchi tự nhiên lại bị xẩy chân ở dự án lần này.

Mặc dù những bộ anime của Araki-san có bị gọi là “train wreck” đi chăng nữa thì tôi vẫn nghĩ tất cả chúng đều là những tác phẩm đầy đáng nhớ. Bộ Kurozuka ít người biết đến nhất của anh tôi đã xem được hơn 8 năm rồi thế nhưng đến bây giờ tôi vẫn nhớ được gương mặt của 2 nhân vật chính và bầu không khí của nó. Điều này là vô cùng ấn tượng khi mà phần plot của bộ này là rất đáng quên và phần lớn anime tôi xem thời gian đó đến bây giờ chẳng thể nhớ nổi. Bộ Guilty crown tôi vẫn còn nhớ rõ cảnh khi mà Inori hát bài Departure chờ Shu đến cứu. Ở bộ Kabaneri thì cảnh Mumei gỡ dây ruy băng và dùng chiếc giày nhọn của mình để oneshot con zombie. Attack on titan thì khỏi nói: cảnh cuối của ep 1, cảnh Eren nâng đá lấp thành, cảnh cuối season 1, cảnh lộ mặt kẻ phản bội, cảnh anh dũng của Erwin,… Còn 2 cảnh huyền thoại trong Death note và HOTD đã đề cập ở trên thì tôi dám cá bạn có muốn quên cũng chẳng thể nào quên được đâu.

Các tác phẩm của Araki-san dù có gì tôi vẫn luôn xem hết và chúng đã đóng góp vai trò quan trọng trong con đường trở thành một người yêu thích anime-manga như tôi hiện nay. Như bộ High school of the dead là bộ ecchi có yếu tố 18+ mà không phải H đầu tiên mà tôi xem còn Attack on titan là bộ giúp tôi làm quen với khái niệm “anime mùa”.

Cá nhân tôi luôn mong muốn Araki-san chuyển thể 1 bộ manga có tiếng, đã được đánh giá cao từ trước thay vì làm hàng original. Ví dụ như bộ Vinland saga đúng là đạo diễn Shuuhei Yabuta đã làm tốt khi chuyển thể bộ này. Thế nhưng nếu được Araki-san đạo diễn, tôi nghĩ anh có thể giúp nâng tầm nổi tiếng lên rất nhiều khiến cho đây trở thành 1 tuyệt tác, một bộ classic của cả thời đại. Thế nhưng, xem ra anh vẫn muốn theo đuổi dự án đầy đam mê của mình mà thậm chí từ bỏ phần 4 của AOT. Thôi thì đành chúc anh thành công với những dự án sắp tới vậy.

Thế thì các bạn độc giả có yêu thích những tác phẩm nào của Araki-san và ấn tượng về điều gì trong phong cách đạo diễn của anh hãy cùng thảo luận nhé.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button