Fanservice Không Có Tội!!
Wow, controversial! I know! Nhưng mà tình cờ đọc được bài viết về fanservice của GP thì mình cũng có một số lập luận phản bác lại. Link bài viết đó đây: https://www.facebook.com/TheGlowpj/posts/4097561437022135
¤ 1/ Fanservice và sự hiểu hiểu lầm.
Trước nhất chúng ta cần phải hiểu được khái niệm fanservice là gì trong A-M. Theo như ANN miêu tả, ta có định nghĩa sau:
“Fan service is the act of adding something with no direct relevance to the story or character development into an anime (or manga) for the purpose of pleasing fans. The most common form of fan service is the addition of scenes of scantily clothed, seductively posed, well-endowed women, or something similar (panty shots), also common in anime and especially manga aimed at female readers are similar situations involving male characters. However, fan service does not have to be sexual in nature. Other forms of fanservice include gratuitous amounts of detailed mecha transformation scenes, mascot placings and so-on.”
Tạm dịch: Fan service là hành động thêm cái gì đó vào anime (hoặc manga) chỉ với mục đích vừa lòng fans mà không có sự liên kết đến với câu chuyện hay phát triển nhân vật. Hình thức thường thấy là ít vải, phụ nữ đầy đặn, hay cảnh quần lót, điều tương tự cũng xảy ra với các nhân vật nam giới trong những tác phẩm nhắm vào phái nữ. Những hình thức fanservice khác bao gồm cảnh robot mecha biến hình được thực hiện chi tiết, sự xuất hiện của linh vật, và vân vân …
Đây có lẽ là định nghĩa rõ nhất của fanservice trong hơn 14 năm trời mà mình biết được, từ khi làm quen với A-M. Tất nhiên, bạn có thể tìm thấy định nghĩa của fanservice trên wiki, các trang web tiếng lóng, từ mượn, hay thậm chí trong sách vở, nhưng chưa bao giờ – trong học thuật – fanservice lại có ý nghĩa tương đương với yếu tố tình dục. Ngay cả đích nghĩa cái từ “fan-service” khi dịch thẳng ra tiếng Việt, nó bao gồm fan (người hâm mộ) và service (phục vụ), hay nói cách khác, là phục vụ (để làm vừa lòng) người hâm mộ và hoàn toàn KHÔNG có bất kì ý nghĩa gì liên quan đến tình dục.
¤ Hành động gán đồng “fanservice” với “tình dục hóa” là do người viết thiếu kiến thức nền căn bản, hoặc CHỦ Ý lược bỏ phần định nghĩa còn lại để lấp liếm che đi lỗ hỏng trong lập luận bài viết, nhằm dắt mũi những người chưa hiểu rõ vấn đề.
Chưa hết, A-M là những hình thức nghệ thuật khác nhau, cũng như phim ảnh và tiểu thuyết. Ở đây, người viết đã mắc 2 sai lầm nghiêm trọng, quy chụp “tình dục hóa” với fanservice, từ đó cũng quy chụp luôn “A-M đầu đọc hóa trẻ em và thanh thiếu niên”. Có khá nhiều thứ cần để nói, nhưng cái quan trọng nhất, là A-M là những HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT KHÁC NHAU, đồng nghĩa với việc, A-M không hề giới hạn độ tuổi người thưởng thức. Cũng như phim ảnh, chúng ta có phân loại DỰA THEO SỐ TUỔI vd như hệ thống phân loại G, PG, PG-13, R và vân vân. A-M cũng không ngoại lệ, và thường họ cũng phân loại dựa trên đối tượng mà tạp chí nhắm đến (shounen, shoujo, seinen, josei … ). Chưa kể, 80-90% anime chúng ta đang xem hiện nay thì đa phần đều là LATE-NIGHT ANIME, nghĩa là những anime được chiếu ở khung giờ khuya tại Nhật, nhằm phục vụ lứa tuổi trưởng thành, vì đây là khoảng thời gian “an toàn” lúc trẻ em đã đi ngủ hết.
Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa góc nhìn trong văn hóa cũng ảnh hưởng đến cái gì “chấp nhận được” và không, chính vì vậy, bất kì tác phẩm nào khi du nhập về Việt Nam, hoặc bán bản quyền sang các nước khác trên thế giới, cũng phải qua hàng rào “kiểm duyệt” và phân loại độ tuổi để tìm ra đối tượng phục vụ thích hợp.
¤ Lạm bàn về yếu tố người lớn.
Nói như thế có nghĩa gì? Cho bạn dễ hình dung, trẻ em thời nay rất dễ tiếp cận với internet, dễ truy tìm những văn hóa phẩm đồi trụy. Một người chỉ cần khoảng vài giây tìm kiếm trên google để sở hữu một kho tàng đồi trụy. Vd như phim tình dục, rất dễ dàng để đổ hết mọi thứ xấu xa lên đầu nó, như yếu tố làm lệch lạc hành vi ở giới trẻ, cũng như là một bà mẹ chẳng biết dạy con đổ lỗi cho video game vì đã làm con bả bạo lực. Điều này chỉ thể hiện cái sự thiếu trách nhiệm trong việc dạy dỗ và kiểm soát của những người trong cuộc, tại sao chúng ta lại không lên án cái sự quản lí lỏng lẻo của các bà mẹ, ông cha? Trong khi rõ ràng bản chất của phim tình dục đã là cấm các đối tượng dưới độ tuổi trưởng thành, thậm chí ở VN chúng còn bất hợp pháp? Vì đơn giản là nó DỄ hơn!
Người viết bài có ghi “nhóm đối tượng tiếp cận với anime – manga đang dần được trẻ hoá”, đúng chứ không sai, nhưng đối tượng nhắm đến của anime thì vẫn không thay đổi từ xưa đến nay, là tất cả mọi đối tượng, đủ mọi loại tuổi. Người xem anime, đọc manga dần trẻ hóa, KHÔNG CÓ NGHĨA tất cả anime – manga phải phù hợp giới trẻ để cung phụng cho độ tuổi của họ. Một lần nữa, người viết đang đánh đồng toàn bộ anime – manga là như nhau, phải theo cùng một khuôn khổ nhất định để thỏa mãn cái đối tượng ngày càng trẻ hóa này. Cốt lõi vấn đề vẫn là sự quản lý lỏng lẻo của những người có thẩm quyền trong cuộc, thay vì ngăn cản không cho giới trẻ tiếp cận với những tác phẩm không phù hợp, thì họ lại lên mạng cằn nhằn, vì nó sẽ dễ hơn và không tốn sức là bao!
Mình có cảm giác người viết bài có sự ác cảm không hề nhẹ với A-M, vì trên thực tế, trong phim ảnh, tiểu thuyết trên thế giới, và đặc biệt tại Mỹ, họ cũng thường xuyên sử dụng yếu tố “người lớn” để câu kéo khán giả. Vd như đây là trích đoạn trong cuốn tiểu thuyết “Fifty Shades Freed”:
“”Still, Mrs. Grey,” he warns, and suddenly he flips me onto my stomach and continues his leisurely journey with his mouth up the backs of my legs, to my thighs, my behind, and then he stops. I groan. “Please…” “I want you naked,” he murmurs and slowly unhooks my corset, one hook at a time. When it’s flat on the bed beneath me, he runs his tongue up the length of my spine.”
Nghe cũng sặc mùi đồi trụy, series phim Twilight (Chạng Vạng) từng làm mưa làm gió một thời mình học cấp 3. Hay thậm chí trong Titanic – tác phẩm đoạt giải Oscar năm 1997 – cũng có cảnh hở hang giường chiếu của Jack và Rose. Ngoài yếu tố tình dục ra thì bạo lực cũng là thứ hay thường gặp trong điện ảnh Mỹ hiện nay, vốn có độ phổ cập còn nhiều hơn A-M ở giới trẻ tại VN, nhưng có lẽ do suy nghĩ thiển cận đánh đồng “fanservice” với “tình dục” đã không cho phép người viết có sự liên hệ này?
Quá vô lí nếu như đổ hết trách nhiệm lên riêng fanservice/A-M chỉ vì ta thấy giới trẻ hư hỏng, trong khi ta lại không phê phán sự thờ ơ của những người có trách nhiệm trong việc chỉ dạy con trẻ. Giả sử trong một thế giới không có A-M, thì bạn có chắc góc nhìn của giới trẻ không bị sai lệch, khi trên internet vẫn còn có cả tá thứ khác như phim ảnh, game, sách báo với nội dung không lành mạnh? A-M chỉ đơn giản là con cừu trước mắt, dễ thấy nên bị đem ra tế đầu tiên, và khi tế xong rồi, thì đám mobs sẽ nghiễm nhiên đi kiếm thứ khác để cho lên thớt tiếp. Trong quá khứ thì cũng có sự quy chụp video game làm ảnh hưởng hành vi giới trẻ, khiến chúng trở nên bạo lực hơn – nhưng đến hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào có thể chứng minh hay khẳng định được sự liên hệ này.
¤ 2/ Fanservice không có tội.
Quay trở lại định nghĩa về fanservice mình đã nêu trên. Ta đã chỉ ra rằng fanservice không chỉ giới hạn về yếu tố tình dục, mà còn mở rộng sang rất nhiều các yếu tố khác nhau, tùy sở thích của khán giả – để phục vụ họ. Vd như nếu bạn là dân ghiền thể loại mecha và tokusatsu, thì những pha biến hình trong series Girdman hay Dynazenon cũng được xem như “fanservice”. Nếu bạn là dân nghiện sakuga thì thậm chí, những cảnh hành động mượt mà uyển chuyển với biên đạo đẹp mắt, mang hiệu ứng hoành tráng của Ufotable cũng có thể được xem như “fanservice”, vì chứng kiến các pha hành động của những Anh Linh ra trận phô diễn toàn bộ sức mạnh trong ít phút là giấc mơ của khá nhiều fans Type-Moon.
Nói fanservice không cần thiết trong A-M thì cũng như bảo những bộ đậm tính thương mại không cần thiết trên thị trường vậy!
Những người nghệ sĩ không thể sáng tác với cái bụng đói. Trong ngành CN anime thì những tác phẩm thương mại góp phần tạo dựng nguồn vốn để giúp triển khai ý tưởng nguyên tác của nhiều tên tuổi đạo diễn khác nhau thành hiện thực. Ví dụ như bộ phim Redline của studio Madhouse đã ngốn đội ngũ thực hiện đến 7 năm trời với hơn 100000 bức vẽ tay để hoàn thành, bạn có bao giờ thử hỏi kinh phí họ duy trì được là từ đâu ra nếu không nhờ một phần sự thành công từ các tác phẩm thương mại trước đó?
Fanservice cũng như thế, suy cho cùng thì đây cũng chỉ là một “thủ thuật” trong nghệ thuật hoạt họa – kể chuyện. Nếu được sử dụng đúng, fanservice sẽ giúp tác phẩm lấy được sự chú ý của khán giả – giữa một rừng các tác phẩm khác – mà vẫn bảo toàn được tính nghệ thuật của tác phẩm. Thậm chí, ở một tầng nghệ thuật cao hơn, ranh giới giữa “fanservice” và “cảnh có ý nghĩa” nó rất mập mờ, bạn khó có thể phân biệt được. Vd như cảnh Mima bị cưỡng hiếp trong bộ phim Perfect Blue của Satoshi Kon, nó rất trần trụi thể hiện nên mặt tối của thế giới idol hào nhoáng, nhưng nếu ai đó không biết gì mà chỉ xem qua đoạn cảnh (out of context), họ sẽ chỉ nghĩ rằng đây là đoạn cảnh fanservice rẻ tiền mà thôi.
Nói như thế có nghĩa, fanservice hay không là phụ thuộc vào góc nhìn của mỗi người, cũng như là trình độ người thực hiện. Nếu cân bằng tốt điều này, thì tác phẩm sẽ đạt được thành công nhất định, tạo được điểm nhấn so với đa phần những bộ khác trên thị trường.
Còn về chuyện họ cho rằng Neon Genesis Evangelion không tập trung cốt truyện / phát triển nhân vật thì mình nghĩ người viết bài chưa bao giờ xem qua NGE mà chỉ nghe người khác nhận xét và lấy lời của họ làm dẫn chứng. Mà đọc xong bài thì mình cũng chả biết người viết ở đây là đang phê phán fanservice vì tính chất “tình dục hóa nữ giới”, hay là vừa cả “tình dục hóa nữ giới” lẫn “không ăn nhập cốt truyện và nội dung”? Vậy nếu “tình dục hóa nữ giới” nhưng thỏa điều kiện vế sau thì vẫn chấp nhận được? Thế còn “tình dục hóa nam giới” thì sao?
Tóm gọn lại, fanservice không có tội, mà do cách người ta sử dụng chúng, và fanservice cũng chẳng đồng nghĩa với “tình dục hóa” như ai đó đã viết.